06:50 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng gừng sao cho năng suất cao?

Thứ ba - 23/10/2012 05:32
Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Nên chọn giống củ to, già, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh...

Gừng là loại cây rau gia vị được trồng khá phổ biến vì chúng dễ trồng, đa dụng và có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán (gừng được sử dụng làm mứt). Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch.

Nên chọn giống củ to, già, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mầm trước khi trồng. Đây là yếu tố quyết định trước tiên đến năng suất gừng.

Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân khi bón lót sẽ hạn chế tốt bệnh thối củ trên gừng.

Gừng giống phải để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom bằng tay, vì khi dùng dao thì mầm bệnh sẽ từ củ này lây sang củ kia. Hom giống phải to, nguyên vẹn (từ 40 - 60g) mới đủ sức nuôi cây con khoẻ mạnh, trên mỗi nhánh phải có ít nhất một mắt mầm. Ngâm hom vào dung dịch thuốc trừ nấm khoảng 20 phút để trừ dịch bệnh rồi vớt ra để nơi khô ráo khoảng 1 tuần, sau đó tiến hành ủ giống. Gom gừng lại thành đống cao không quá 8 tấc, phủ một lớp rơm rồi tưới cho đủ ẩm. Sau nửa tháng thấy u mầm thì đem trồng.

Đất trồng gừng phải xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt. Đất được cày sâu 25 - 30cm, phơi ải, xới cho nhuyễn rồi lên luống. Khoảng cách trồng có thể là 30 x 40cm hoặc 50 x 20cm. Gừng là loại cây ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu rợp. Tuy nhiên nếu che ánh sáng nhiều quá (70 - 80%) thì năng suất giảm rõ rệt.

Do gừng nảy chồi ngang nên đặt củ xuôi theo hàng trồng để chồi phát triển về bên hàng. Trong quá trình phát triển, không để gừng thiếu nước sẽ chậm lớn. Gừng là cây rất háo nước nhưng lại không chịu úng, do khi bị úng dễ bị bệnh thối củ. Vì thế trong mùa mưa, liếp phải thoát nước tốt.

Gừng có nhu cầu N, P, K tương đối cao, trong đó nhu cầu về N là nhiều nhất. Lượng phân sử dụng cho 1.000m2 là: Urê 15 - 20kg, super lân 20 - 25kg, KCL 20kg và 500kg phân hữu cơ. Phân hữu cơ rất cần thiết cho gừng và là yếu tố quyết định lớn đến năng suất gừng. Bón lót toàn bộ phân lân, 1/2 phân N và kali. Khi thấy bụi gừng có 2 - 3 cây con tiến hành bón phân thúc. Chú ý không để phân bám trên lá gừng sẽ làm cháy lá. Mỗi tháng làm cỏ và xới xung quanh chống lèn đất.

Có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi nhưng nếu làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng. Không nên để già quá, gừng cay nhiều, có xơ; cũng không thu non quá, củ bị nhăn nhúm, giảm chất lượng.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 163


Hôm nayHôm nay : 44389

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 855679

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72538388