07:52 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng lúa không bẩn tay chân, không lo tiêu thụ vì HTX "bao" hết

Thứ tư - 24/01/2018 21:54
Theo Phòng NNPTNT Giồng Riềng (tỉnh Đồng Tháp), hiện toàn huyện có 81 HTX, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, HTX Nông nghiệp Tân Thuận Phát nổi lên là một HTX điển hình kiểu mới, làm ăn hiệu quả, mang lại lợi ích cao cho xã viên.

“Trồng lúa giờ sướng lắm!”

Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về ấp Hòa Kháng, xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, và được gặp anh Phạm Minh Thành – Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Thuận Phát. Ngồi bên máy vi tính với chồng sổ sách chất cao trước mặt, anh cười vui nói: “Cuối năm nhiều việc quá, tôi vừa đi họp về, lại phải tranh thủ coi lại sổ sách để xem tình hình sản xuất của HTX thế nào…”. 

 trong lua khong ban tay chan, khong lo tieu thu vi htx 'bao' het hinh anh 1

Giám đốc HTX Tân Thuận Phát Phạm Minh Thành cùng xã viên kiểm tra đồng ruộng, bàn biện pháp bảo vệ sản xuất.   Ảnh: I.T

"Giống lúa HTX cung cấp đều là giống tốt. Phân bón thì HTX đã đứng ra kết nối với các doanh nghiệp lớn vận chuyển phân bón đến tận nhà, giá thấp hơn so với mua bên ngoài nên xã viên vừa giảm chi phí phân bón, vừa yên tâm”.

Anh Kiều Công Hòa

Anh Thành cho biết, HTX Tân Thuận Phát được thành lập vào năm 2013 với 109 hộ xã viên, diện tích canh tác hơn 200ha, chủ yếu trồng lúa cao sản. Tiền thân của Tân Thuận Phát là HTX Hòa Kháng, làm ăn thua lỗ triền miên, buộc phải giải thể.

Ngày đó anh Thành đang buôn bán hải sản, có nhà ở phố, có công ty riêng nhưng thấy HTX ở quê nhà bị giải thể, bà con mạnh ai nấy làm không hiệu quả, anh đã mạnh dạn cùng chính quyền vận động người dân cùng nhau thành lập HTX, với mục đích cùng bà con sản xuất trong môi trường tập thể, sản xuất bền vững và tăng thu nhập.

Khi HTX ra đời và được bà con tín nhiệm bầu làm giám đốc, anh Thành quyết định bỏ việc kinh doanh, gom vốn về quê mua liền một lúc 4 chiếc máy gặt đập liên hợp (hết hơn 3 tỷ đồng) để làm dịch vụ cho nông dân. 

Vừa kể chuyện về HTX, anh Thành vừa dẫn chúng tôi đến thăm nhà xã viên Kiều Công Hòa (Tám Hòa). Anh Hòa cho biết, gia đình mới xuống giống vụ đông xuân hơn 4ha lúa. Bây giờ làm 4ha mà chỉ như 1ha ngày xưa, bởi một số công đoạn đã có máy móc làm thay sức người.

“Nhờ hợp tác làm ăn trong HTX mà chúng tôi nhàn hẳn. Trước đây vào vụ là tất bật, phải lo toan đủ thứ từ phân bón, giống má, bơm tưới, thuốc bảo vệ thực vật..., giờ bơm tập thể bằng máy bơm điện, gieo sạ đồng loạt nên rất thuận tiện. Nếu mình cần nước thêm thì cứ báo với lãnh đạo HTX là xong ngay, chẳng phải vất vả gì. Thi thoảng ra thăm ruộng xem lúa lên tốt không, rồi so màu lá lúa xem cần bón phân hay chưa mà thôi” – anh Hòa vui vẻ nói.

Không còn sợ bị thương lái ép giá

 trong lua khong ban tay chan, khong lo tieu thu vi htx 'bao' het hinh anh 2

Giám đốc Phạm Minh Thành hướng dẫn nhân viên bảo trì máy móc. Ảnh: N.H

Tương tự, vật tư nông nghiệp cũng được HTX nhập về sẵn trong kho, xã viên cần bao nhiêu chỉ cần đăng ký với HTX. Cái hay là mua qua HTX giá vừa rẻ hơn bên ngoài khoảng 15-20%, lại vừa đảm bảo khỏi sợ hàng nhái, hàng kém chất lượng vì HTX đã liên kết với các doanh nghiệp uy tín, mua tận gốc nên xã viên rất yên tâm.

“Giống lúa HTX cung cấp đều là giống tốt. Phân bón thì HTX đã đứng ra kết nối với các doanh nghiệp lớn vận chuyển phân bón đến tận nhà, giá thấp hơn so với mua bên ngoài nên xã viên vừa giảm chi phí phân bón, vừa yên tâm. Thực tế cho thấy, qua nhiều vụ sản xuất, xã viên chúng tôi đều thu lợi nhuận cao hơn so với cách làm ăn truyền thống trước đây” – anh Kiều Công Hòa chia sẻ.

Anh Thành cho biết, liên kết làm ăn với HTX, bà con trồng lúa nhàn hơn trước rất nhiều, trong khi đầu ra ổn định, thu nhập được đảm bảo. Lúa được chăm sóc theo quy trình quản lý cộng đồng, cùng nhau phòng trừ dịch bệnh nên rất hiệu quả, ít tốn kém. Vào mùa thu hoạch, trước đây bà con phải chạy đôn chạy đáo thuê thợ gặt, thì nay mọi thứ đã có hợp đồng sẵn từ trước, chỉ việc báo ngày thu hoạch là đội dịch vụ đến làm hết bằng máy gặt đập liên hợp, chở lúa về tận nhà.

Đặc biệt, việc tiêu thụ đã có Doanh nghiệp tư nhân Phước Hưng (TP.Cần Thơ) đến thu mua, do HTX đã ký hợp đồng lâu dài với đơn vị này bao tiêu toàn bộ diện tích lúa cao sản cho nông dân. Nhờ đó, chuyện “cò lúa” ăn chặn, bị thương lái ép giá gần như không xảy ra nên thu nhập của bà con ổn định và cao hơn nhiều so với làm ăn riêng lẻ trước đây.

Theo Ngân Hương (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 307

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 304


Hôm nayHôm nay : 68330

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1040498

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71267813