19:32 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng mãng cầu gai trên gốc bình bát thích ứng phèn, mặn

Thứ hai - 28/03/2016 06:05
Mô hình trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát ở Sóc Trăng là cơ hội để người dân nâng cao thu nhập và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tại xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng mô hình trồng mãng cầu gai ghép gốc cây bình bát đang được nông dân tin tưởng trồng nhiều. Bởi ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây trồng này còn có lợi thế thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, đặc biệt tình trạng mặn xâm nhập.


Trồng mãng cầu gai tháp trên gốc bình bát cho hiệu quả kinh tế và thích ứng phèn, mặn.

Người tiên phong trong phong trào trồng mãng cầu gai tháp trên gốc bình bát tại xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm là ông Lê Văn Vui. Ông Vui cho biết, ông đã gắn bó với cây trồng này gần 10 năm nay, cây trồng này mang lại hiệu quả kinh tế cao và rất ổn định. Những năm gần đây, ông đã phát triển lên hơn 2 ha diện tích đất trồng cây mãng cầu gai ghép gốc bình bát, thu về từ vài trăm triệu đồng mỗi năm.

“Hồi mới trồng vào năm 2006 thì thu nhập khoảng vài chục triệu. Từ 2014, 2015 và 2016 thì diện tích tăng lên một năm tôi thu nhập từ cây mãng cầu hơn 600 triệu,” ông Vui nói.

Theo ông Vui cùng nhiều bà con chọn trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát thì đây là cây trồng rất thích hợp đối với vùng đất trũng, nhiễm phèn, đặc biệt là bị mặn xâm nhập như thị xã Ngã Năm nói chung và xã Vĩnh Quới nói riêng. Bên cạnh đó, cây cho trái khá tốt, tuổi thọ lại sống rất lâu, có thể lên đến 40 năm.

Riêng về thị trường tiêu thụ, những năm qua, đầu ra trái mãng cầu gai khá rộng và ổn định. Thương lái trong và ngoài địa phương vào thu mua tận vườn, sau đó được chở về các tỉnh, thành phố lớn để tiêu thụ. Nhiều năm trở lại đây, giá thị trường trái mãng cầu gai luôn ở mức cao và không bị dao động nhiều. Trong thời điểm hút hàng, mãng cầu có giá lên đến gần 30 nghìn đồng/kg, trong khi lúc giá xuống thấp nhất bà con cũng bán được ở mức 16.000 đồng/kg.

Ông Dương Phương Hà, hộ chọn trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát ở ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã năm, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: “Cây mãng cầu ghép bình bát này thì nước ngập cũng không chết, còn nắng hạn thì lâu lâu tới nước một lần, còn mặn thì không sợ vì gốc là bình bát mà”.

Từ khẳng định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà vườn tại địa phương cũng mạnh dạn phá các vườn tạp, đất sản xuất không hiệu quả để chuyển sang đầu tư trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát. Theo thống kê của Phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm, hiện diện tích trồng mãng cầu gai của toàn thị xã Ngã Năm vào khoảng 50 ha; trong đó riêng tại xã Vĩnh Quới là khoảng 40 ha.

Trong quy hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp sắp tới, thị xã Ngã Năm sẽ ưu tiên phát triển cây trồng này để thích ứng với hạn, mặn như hiện nay. Bên cạnh đó, để đảm bảo thị trường đầu ra ổn định, bền vững lâu dài, mang lại lợi nhuận cho người trồng, địa phương cũng đang xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp vào bao tiêu, thu mua sản phẩm. Mặt khác là khuyến khích bà con thành lập các Hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết sản xuất, tập huấn khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường đầu ra sản phẩm.

Ông Huỳnh Văn Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm cho biết, hiện tại thì đã thành lập tổ hợp tác trồng mãng cầu và theo sự chỉ đạo của Thị ủy – UBND thị xã thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì UBND xã cũng tiến hành vận động nhân dân thành lập hợp tác xã; khi vô hợp tác xã người dân được nhiều lợi như về hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật và sản phẩm được bao tiêu ổn định.

Hiệu quả kinh tế cùng với lợi thế là cây trồng thích nghi với phèn, mặn đã làm cho người dân tin tưởng khi chọn loại cây trồng này. Mô hình trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát ở thị xã Ngã Năm sẽ là cơ hội để bà con giải quyết bài toán chọn lựa cây trồng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Theo Danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 312

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 311


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 924606

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64910550