1. Nông nghiệp bền vững Trong tài liệu Chính sách số 1 của Trung Quốc trong năm 2015, vấn đề nông nghiệp bền vững và nông nghiệp sinh thái là nội dung tiếp tục được nhắc đến. Theo đó, các ngành nông nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời, thuốc trừ sâu sinh học và tưới tiết kiệm sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên.
2.Nông nghiệp thông minh Đổi mới sáng tạo đang là động lực dẫn dắt quá trình chuyển đổi nông nghiệp là xu hướng chung của thế giới, và Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Với Trung Quốc, nhu cầu thực tiễn về thực phẩm an toàn, quá trình đô thị hóa, và sự già hóa của dân số nông thôn là động lực đổi mới trong nông nghiệp của Trung Quốc. Đây là vấn đề được đặt ưu tiên hàng đầu trong năm 2015. Nhiều công cụ hỗ trợ nông nghiệp đổi mới đã xuất hiện như các phần mềm quản lý trang trại, các cổng thương mại điện tử, các thiết bị điều khiển tự động… đang là được truyền thông rộng rãi trên các kênh truyền thông về công nghệ nông nghiệp. Quan tâm của giới đầu tư vào ngành công nghệ nông nghiệp đang có chiều hướng tăng. Chính sách của Trung Quốc về ngành máy móc nông nghiệp dự báo sẽ có xu hướng ưu tiên phát triển các hệ thống nông nghiệp công nghệ cao.
3.Nông nghiệp sản xuất lớn Năm 2011, gần 9.000 công ty giống đã đăng ký hoạt động tại Trung Quốc, cho đến cuối 2014, số lượng này chỉ còn 5.000 công ty. Ngành chăn nuôi với những áp lực về xiết chặt tiêu chuẩn chất lượng, tập trung quy mô đang đẩy người chăn nuôi nhỏ sang bên lề. Đặc biệt là trong ngành sữa, hiện tại 10 doanh nghiệp lớn nhất của Trung Quốc đang kiểm soát phần lớn thị trường, và dự kiến đến năm 2018, sẽ nắm đến 80% thị trường sữa. Trong năm 2015, sẽ có thể có nhiều thay đổi theo xu hướng sẽ có nhiều hơn trang trại của hộ nông dân, hoặc các tổ chức hợp tác của nông dâ liên kết như hợp tác xã, để nhằm tập trung sản xuất nâng cao quy mô sản xuất, là động thái để thích ứng với xu hướng sản xuất nông nghiệp lớn tại nước này.
4.Sản xuất nông nghiệp dựa trên thị trường Năm 2014, Trung Quốc thí điểm thực hiện hệ thống mới trong trợ cấp cho đậu tương và bông ở một số tỉnh sản xuất trọng điểm. Thay vì áp dụng hệ thống “thu mua và tạm trữ”, theo đó Chính phủ thu mua lượng lớn nông sản với giá cao hơn giá thị trường trực tiếp từ nông dân với mức giá hỗ trợ, Trung Quốc chuyển sang hình thức trợ cấp mới, đó là hệ thống “trợ cấp và giá mục tiêu”, theo đó nông dân được hưởng trợ cấp nếu giá thị trường xuống thấp hơn giá mục tiêu. Chính sách này có thể sẽ được áp dụng trên các nông sản khác như ngô, đường, cây cải dầu, trong năm 2015.
5. Nông nghiệp biến đổi gen Sau nhiều năm tranh cãi, công nghệ sinh học trong nông nghiệp sẽ hứa hẹn nhiều thay đổi tại Trung Quốc. Luật giống quốc gia được sửa đổi và sẽ được ban hành vào tháng 4.2015, theo đó cải thiện hơn về bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực tham gia nghiên cứu tư nhân nhằm đổi mới công nghệ cây trồng trong đó có giống cây trồng biến đổi gen.
Ngoài ra, tháng 11.2014, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc ban hành dự thảo cập nhật về Sổ tay Hướng dẫn đầu tư nước ngoài, theo đó đã gỡ bỏ hạng mục nghiên cứu giống cây trồng biến đổi gen ra khỏi danh mục cấm đầu tư, và bổ sung vào danh mục đầu tư cho hạng mục ươm tạo giống cây trồng biến đổi gen, giống vật nuôi giống thủy sản và sản xuất giống cây trồng biến đổi gen, tuy nhiên việc áp dụng thực tế và thương mại hóa kết quả nghiên cứu còn liên quan đến một số hạn chế trong nông nghiệp.
Thứ ba, Ủy ban Quốc gia Trung Quốc về Công nghiệp và Thương mại đã ban hành lệnh cấm quảng cáo có nội dung tuyên truyền về việc lương thực thực phẩm không biến đổi gen có chất lượng tốt hơn hay an toàn sức khỏe hơn so với loại sử dụng giống biến đổi gen.
Theo danviet.vn