13:52 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trung Quốc lại ồ ạt gom thủy sản

Thứ năm - 31/08/2017 21:29
Thị trường Trung Quốc (TQ) đang bùng phát cả về số lượng lẫn giá nhập khẩu mặt hàng thủy hải sản đông lạnh và chế biến, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Thế nhưng, làm ăn với TQ chưa bao giờ dễ…

Hàng nào cũng gom

Hai ngày nay, Hội chợ Thủy sản 2017 (Vietfish 2017) - diễn ra tại TP HCM từ ngày 29 đến 31-8, do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức - chứng kiến lượng khách TQ áp đảo. Một số gian hàng đã chuẩn bị trước về phiên dịch, tài liệu tiếng TQ, trong khi có nơi chỉ trao đổi bằng… tay nhưng khách hàng từ nước láng giềng sang vẫn không nản lòng.

Bà Trương Tuyết Hoa, phụ trách kinh doanh Công ty CP Vĩnh Hoàn, cho biết tăng trưởng xuất khẩu cá tra đi TQ của công ty lên đến 50%-60%, tương đương tăng trưởng chung. Nhu cầu của khách TQ rất đa dạng, rải đều các phân khúc và mạnh nhất là phân khúc thấp. Vĩnh Hoàn đã tập trung cho hàng có giá trị gia tăng, chế biến sâu. 

Nhiều khách hàng TQ đã cử đầu bếp sang nhà máy Vĩnh Hoàn để điều chỉnh gia vị cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nước này. Để tránh rủi ro về thanh toán, công ty chỉ xuất khẩu chính ngạch, từ chối các đơn hàng tiểu ngạch và luôn áp dụng nhận tiền mới giao hàng.

Trung Quốc lại ồ ạt gom thủy sản - Ảnh 1.

Khách Trung Quốc tham quan Hội chợ Vietfish 2017

Theo giám đốc một DN thủy sản lớn tại Bến Tre, khách TQ sẵn sàng trả giá cao hơn khách Mỹ, châu Âu để mua tôm cá nguyên chất (không chứa chất tăng trọng, phụ gia). Để bảo đảm an toàn, một số công ty cung ứng xuất khẩu tiểu ngạch bằng cách bán đứt cho một DN Việt ở các tỉnh, thành phía Bắc.

Số liệu từ Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Thương mại VASEP cho thấy 10 năm nay, xuất khẩu thủy sản sang TQ liên tục tăng trưởng dương ở hầu hết các mặt hàng tôm, cá tra, mực… Từ năm 2007-2016, tôm tăng 10 lần, cá tra tăng 8 lần và vẫn còn dư địa tăng tiếp.

Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Thương mại VASEP, người TQ ngày càng giàu lên, thích ăn thủy sản và giảm lượng tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm trong khi sản lượng nuôi trồng và đánh bắt trong nước giảm. 

Năm 2017, TQ tăng nhập khẩu thủy sản đến 22% về lượng; trong 5 tháng đầu năm, giá thủy sản tăng đến 31%, cao nhất trong lịch sử và là nguyên nhân khiến lạm phát tăng tại nước này. Giá thủy sản trung bình của TQ là 3,27 USD/kg, cao nhất trong 6,5 năm qua và dự báo mức giá sẽ ổn định hoặc tiếp tục tăng nhẹ.

"Nhà nước TQ đang khuyến khích nhập khẩu thủy sản để bù lượng hụt thông qua việc cấp tín dụng ưu đãi cho các DN nhập khẩu. Việt Nam còn được hưởng thuế nhập khẩu 0% trong khi các đối thủ cạnh tranh như Indonesia đang chịu thuế 6%, Ấn Độ 17%" - bà Lê Hằng so sánh.

Lo "mất" nhiều hơn "được"

Từ kinh nghiệm làm ăn với TQ, các DN cho biết thị trường này dù rất hấp dẫn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thị hiếu tiêu dùng của người dân TQ thay đổi rất nhanh, nhà xuất khẩu phải liên tục theo sát thị trường để điều chỉnh, thích ứng.

 

Bà Lê Hằng lưu ý DN phải thận trọng khi làm ăn với TQ. Đặc biệt, cần có phương án đề phòng, dự phòng trước những đơn hàng lớn, yêu cầu khác biệt để không rơi vào tình huống TQ ngưng mua thì không thể bán đi thị trường khác. Bên cạnh đó, cần đa dạng thị trường, không tập trung bán hàng cho một thị trường để phòng rủi ro. Cần lưu ý tình trạng thương nhân TQ tham gia thị trường nguyên liệu, mua tôm cá cỡ nhỏ hoặc quá lớn so với thông thường khiến nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu.

Trước diễn biến thương nhân TQ thu gom tôm nguyên liệu xuất khẩu tiểu ngạch, không kiểm soát chỉ tiêu kháng sinh, nhiều DN lo ngại ngành nuôi tôm Việt Nam sẽ "mất" nhiều hơn "được". Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, cho rằng tình trạng này có thể phá nỗ lực gây dựng vùng tôm không kháng sinh của Việt Nam hiện nay. 

Nông dân bán được tôm cho thương lái TQ sẽ tiếp tục nuôi tôm kháng sinh vì tỉ lệ thành công cao hơn, đến khi TQ ngưng mua thì không thể xuất khẩu đi đâu khác. Ngoài ra, TQ gom tôm về chế biến xuất khẩu sẽ cạnh tranh với DN Việt do giá thành thấp hơn 20% nhờ các ưu đãi về thuế. 

Định vị hàng chất lượng cao

Không riêng gì Việt Nam, cả thế giới cũng đang đổ xô bán hàng cho TQ vì nguồn cung thủy hải sản nội địa của nước này đang thiếu hụt, người dân sẵn sàng trả giá cao để mua hàng chất lượng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Hòa, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, khuyến khích DN Việt định vị sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn Mỹ, Nhật Bản để bán cho TQ và tính toán xây dựng thương hiệu tại thị trường này.

TS Yang Yong, Chủ tịch Công ty Guangzhou Nutriera Biotechnology (TQ), lưu ý người TQ ngày càng bận rộn nên thích các sản phẩm tiện lợi, sẵn sàng mua hàng đã sơ chế, chế biến với giá cao để tiết kiệm thời gian. Cụ thể, với cá tra, các DN Việt cần cải thiện hương vị để phù hợp thị hiếu văn hóa ẩm thực của người Hoa bằng cách sử dụng các phụ gia đặc biệt, chất làm tăng omega-3.

 
 
(Nguồn tin:NLĐO)  
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 116


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 268217

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73315188