18:14 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ: Cánh chim đầu đàn về nông nghiệp hữu cơ

Chủ nhật - 23/06/2019 23:45
Thế mạnh vượt trội của Trung tâm là sự có mặt của đội ngũ các Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học, kinh tế hàng đầu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và ngành Nông nghiệp - PTNT.
nh-1105810697
Hướng dẫn bà con sản xuất phân bón hữu cơ.

Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ thuộc Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những "cánh chim" đi đầu trong đào tạo, nghiên cứu, triển khai ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật về nông nghiệp và nông thôn, thực hiện chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo an toàn, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đi đầu trong nghiên cứu thành lập theo Quyết định số 500/QĐ – NNH, được Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp giấy phép hoạt động từ 29/4/2009, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ thuộc khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ quan chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu, triển khai ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật về nông nghiệp và nông thôn.

Ngoài việc thực hiện các đề tài khoa học, Trung tâm còn thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, hợp tác với một số tường đại học quốc tế để thúc đẩy, phát triển nền nông nghiệp hữu cơ; tư vấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất một số loại phân bón hữu cơ, thuốc BVTV hữu cơ sinh học, giống cây trồng vật nuôi bảo đảm nguồn gốc rõ ràng, công nghệ xử lý môi trường, chất thải trong chăn nuôi, chế biến...

nh-3105810864
Mô hình xử lý rác hữu cơ.

Thế mạnh vượt trội của Trung tâm là sự có mặt của đội ngũ các Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học, kinh tế hàng đầu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và ngành Nông nghiệp -  PTNT.

Từ khi được thành lập đến nay, Trung tâm đã chủ trì 6 đề tài cấp Bộ, cùng với nhiều đề tài khoa học khác theo yêu cầu của một số địa phương, doanh nghiệp; đã xuất bản 25 bài báo khoa học và tham luận trong các hội thảo trong nước và quốc tế (trung bình mỗi năm có 2,5 bài viết được đăng); đào tạo hướng dẫn làm đề tài tốt nghiệp cho 5 thạc sỹ cùng hàng trăm sinh viên đại học.

Ngoài ra, Trung tâm còn mở các lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, kỹ thuật liên quan đến nông nghiệp của các địa phương như quản lý phân bón, đào tạo kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến...; tư vấn, thanh tra, giám sát một số mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ...

Đến nay, đã có rất nhiều các công trình khoa học được các địa phương, doanh nghiệp hợp tác triển khai xây dựng có hiệu quả như: Triển khai xây dựng các quy trình ứng dụng sinh học vào sản xuất nông nghiệp không hóa chất, thực hiện chuyển đổi canh tác trồng trọt theo hướng hữu cơ như: Nho xanh, măng tây Ninh Thuận, cây có múi tại Tân Lạc – Hòa Bình, cam sành Hàm Yên...; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp chăn nuôi như việc xử lý ô nhiễm môi trường, ủ lên men thức ăn, tái sử dụng chất thải trong chăn nuôi làm đầu vào sản xuất phân bón hữu cơ cho các vùng trồng trọt, mô hình chăn nuôi tại rất nhiều địa phương trên khắp cả nước.

Đặc biệt, gần đây Trung tâm đã kết hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ (Hà Nội) xúc tiến xây dựng HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, với mô hình sản xuất lúa hữu cơ tạo ra sản phẩm gạo hữu cơ chất lượng cao mang lại lợi ích về sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người canh tác.

Vài chục năm trở lại đây, nước ta rất nhiều loại giống cây, con mới có năng  suất cao đã được đưa vào nuôi trồng, canh tác. Tuy nhiên, song song với tăng năng suất và chất lượng cũng tồn tại nhiều bất cập như đòi hỏi cần có trình độ thâm canh ngày càng cao và việc sử dụng một lượng lớn các loại phân bón hóa học, thuốc BVTV, thuốc kháng sinh, các loại hoóc môn kích thích tăng trưởng...

Chính điều này đã gây ra những tác động xấu đến sức khỏe con người, với môi trường, là tác nhân lớn dẫn đến sự biến đổi khí hậu. Cả người sản xuất và tiêu thụ các nông sản cũng đang phải gánh chịu những hệ lụy của việc lạm dụng chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp gây ra với những bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tỷ lệ bệnh ung thư ngày càng tăng.

Xuất phát từ những bất cập trên, Trung tâm đã cùng huyện Chương Mỹ xây dựng mô hình HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú với sản phẩm lúa hữu cơ được canh tác hoàn toàn thuận theo quy luật tự nhiên, không có sự can thiệp bởi các chất hóa học tạo ra sản phẩm gạo an toàn nhất cho người sử dụng và sản xuất, tạo cảnh quan, môi trường sinh thái trong lành.

nh-4105810572
Xử lý bằng chế phẩm sinh học Emuniv dòng kênh ở Đặng Xá (Hà Nội) được hồi sinh.
"Từ trước đến nay, nhiều người vẫn quan niệm nông nghiệp hữu cơ phải là nhà lưới, nhà kính hoành tráng, phải là công nghệ tưới nhỏ giọt hiện đại... Điều đó đúng nhưng không phải là tất cả, bởi nông nghiệp hữu cơ bắt nguồn từ chính tư duy muốn đổi mới của nông dân. Khi đã có tư duy ấy, tự khắc mỗi người đều ý thức được việc sản xuất ra những sản phẩm nông sản chất lượng. Ngay từ việc trồng rau an toàn, nuôi gà hữu cơ, sạch, an toàn cũng là những bước đi đầu tiên của nông nghiệp hữu cơ”, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng chia sẻ.

Bắt đầu thí điểm xây dựng từ năm 2012 với 9 hộ tham gia, đến nay mô hình đã luôn được duy trì tốt với quy mô và diện tích ngày càng tăng. Hiện đã có hơn 100 hộ tham gia với diện tích 45ha/vụ.

Theo bà Trịnh Thị Nguyệt, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đồng Phú, những năm đầu khi thành lập, việc khó khăn gặp phải là thuyết phục bà con thay đổi hệ tư tưởng từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ.

Tuy nhiên, vấn đề này đã được Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ cùng các nhà khoa học đến từ Nhật Bản giới thiệu, hướng dẫn để bà con nông dân hiểu, nhận thức được vai trò lợi ích của canh tác lúa hữu cơ đem lại.

Cũng theo bà Nguyệt, những năm đầu thì năng suất lúa chỉ đạt 167 - 170kg/ sào (365m2), tuy nhiên, chỉ 3 - 5 năm sau, sản lượng đã tăng dần và đạt mức trung bình, đến nay có vụ đã đạt từ 2,2 - 2,4 tạ/sào.

Để có được sản phẩm gạo an toàn, chất lượng khi đưa ra thị trường, HTX luôn phải tuân theo nhiều yêu cầu khắt khe của quy trình sản xuất lúa hữu cơ từ khâu chọn đất canh tác, nguồn nước tưới có bảo đảm sạch, tất cả các yếu tố đầu vào cho sản xuất hữu cơ phải là hữu cơ.

Quá trình sản xuất lúa từ khi làm đất, chăm sóc đến khi thu hoạch, chế biến, đóng gói trước khi tới tay người tiêu dùng luôn được bà con tuân thủ nghiêm theo quy trình dưới sự giám sát chặt chẽ của HTX và thanh tra giám sát của Trung tâm Sứ mệnh phát triển, khai thác tiềm năng.

Sản xuất nông nghiệp theo phương thức hữu cơ là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại trong bối cảnh những tác động tiêu cực của sự biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng tăng. Lợi ích của nó không chỉ đem lại việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp tuyệt đối an toàn cho người sử dụng cũng như người sản xuất, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, tạo cảnh quan môi trường sinh thái mà còn giúp giảm thiểu được những tác động tiêu cực và bảo vệ được môi trường theo hướng tích cực.

nh-5105810453
Mô hình lúa hữu cơ ở Đồng Phú (Hà Nội).

Tuy nhiên với sự đa dạng về cây, con giống đặc sản mang ưu thế bản địa trên cả nước, thì việc các mô hình nông nghiệp hữu cơ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay, còn là một tiềm năng lớn chưa được khai thác.  

Để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất nông nghiệp ngoài các nhà khoa học cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà đầu tư, người sản xuất để tạo ra các ý tưởng, mô hình, tìm kiếm thị trường tiêu thụ... mới có thể tạo ra sự đột phá, nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.  Và, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ sẽ tiếp tục là một trong những cánh chim đi đầu để thực hiện sứ mệnh đó. 

Ngoài mô hình HTX Nông nghiệp Đồng Phú, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ đã xây dựng thành công nhiều mô hình như: Xây dựng quy trình sản xuất hữu cơ cho bưởi da xanh tại Bình Phước, cam tại Tân Lạc (Hòa Bình), bưởi Đoan Hùng; bưởi Diễn tại Yên Bái, Chương Mỹ (Hà Nội); phần mềm truy xuất nguồn gốc cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng chế phẩm vi sinh Emuniv xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch...

Đặc biệt, mô hình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ trong hộ gia đình tại Hưng Yên, Bắc Giang (2018), Ninh Thuận và nhiều địa phương trên cả nước đang phát huy rất hiệu quả.

Theo LÊ TẤN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 304


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 991190

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71218505