02:50 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi

Thứ tư - 06/05/2015 22:41
Năm 2015 được Bộ NN-PTNT xác định là năm an toàn thực phẩm. Do vậy toàn ngành đẩy mạnh truyền thông và nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm đối với nông sản.
Sẽ kiểm soát chăn nuôi cả đầu ra lẫn đầu vào.

Sẽ kiểm soát chăn nuôi cả đầu ra lẫn đầu vào.

Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Đây cũng là bước đệm quan trọng để Việt Nam chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hội nhập AFTA và TPP.
Truy xuất nguồn gốc là giải pháp cho phép thu thập thông tin ngược dòng từ sản phẩm cuối cùng về nơi SX ban đầu. Đối với sản phẩm chăn nuôi lợn, sơ đồ truy xuất nguồn gốc thịt trình bày như sau:
Chiều đi của sản phẩm: Từ đầu nguồn đến cuối nguồn gồm trang trại chăn nuôi - cơ sở thu gom giết mổ - cơ sở bán buôn thịt - cơ sở điểm bán thịt lẻ - khách hàng.
Chiều truy xuất nguồn gốc: Từ cuối nguồn ngược về đầu nguồn.
Việc đẩy mạnh các giải pháp về quản lý và ứng dụng công nghệ cao trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản là hết sức cấp thiết. Trong đó, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi là một giải pháp đang được nhiều nước có nên chăn nuôi tiên tiến trên thế giới áp dụng như Đức, Mỹ, Pháp, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Xu hướng hiện nay là sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi trong quá trình hội nhập và phát triển. Giải pháp này muốn thành công thì cần phải có sự chủ động và phối hợp chặt chẽ của doanh nghiệp chăn nuôi, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và hệ thống quản lý nhà nước.
Giải pháp truy xuất nguồn gốc này sẽ rất hiệu quả vì những lý do sau đây:
a. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người SX, kinh doanh đối với sản phẩm của họ: Giải pháp truy xuất nguồn gốc giúp truy tìm được nơi sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng hoặc mất an toàn thực phẩm. Do đó, những người SX, kinh doanh sản phảm chăn nuôi kém chất lượng trên thị trường sẽ bị phát hiện và bị xử lý hoặc bị khách hàng tẩy chay.
b. Giúp nâng cao uy tín và quyền lợi của nông dân, doanh nghiệp: Sản phẩm chăn nuôi có chất lượng tốt, an toàn thực phẩm có thể nhận diện, từ đó thu hút được khách hàng, tăng được giá bán và lợi nhuận, phát triển bền vững. Các cách thức làm ăn không chân chính sẽ giảm dần.
c. Đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm chăn nuôi: Do việc truy ngược nguồn gốc sản phẩm, chúng ta có thể phòng ngừa, khắc phục và xử lý các công đoạn, các mắt xích gây mất an toàn thực phẩm trong quá trình SX và chế biến thực phẩm. Từ đó, nâng cao chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.
d. Giúp sản phẩm chăn nuôi Việt Nam có thể thâm nhập thị trường khu vực và thế giới: Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng về kinh tế giữa Việt Nam và các nước đối tác trong khu vực và thế giới (AFTA, TPP), sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm chăn nuôi nói riêng của nước ta phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các đối tác nước ngoài. Truy xuất nguồn gốc là biện pháp có tính đột phá để nâng cao chất lượng và uy tín cho sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
đ. Đẩy mạnh tính liên kết giữa các đối tác trong chuỗi SX, kinh doanh thực phẩm: Sản phẩm chăn nuôi muốn an toàn và chất lượng thì phải đảm bảo tất cả các khâu trong chuỗi giá trị, từ SX, giết mổ, bảo quản đến phân phối. Các đối tác tham gia trong chuỗi đều phải có trách nhiệm và liên kết chặt chẽ với nhau thì sản phẩm cuối cùng mới an toàn và chất lượng.
e. Hỗ trợ và tăng tính hiệu quả trong quản lý nhà nước về chăn nuôi: Cuối cùng, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp nhà nước quản lý sản phẩm theo chuỗi giá trị. Từ đó, có những định hướng, chính sách tốt cho ngành chăn nuôi, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 131


Hôm nayHôm nay : 28534

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 206789

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60528746