10:54 EST Thứ năm, 02/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tưởng bị "ma nhập" vì bỏ học tiến sĩ ở nước ngoài, về quê trồng rau

Thứ bảy - 12/11/2016 18:46
Đang có công việc ổn định với nhiều cơ hội thăng tiến tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ (Quy Nhơn, Bình Định), anh Lê Đình Quả và vợ là Lê Thị Thanh Thuỷ khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định trở về quê (xã Hoà Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) trồng rau.

“Hồi đó, có người thân còn khuyên vợ mình đi tìm thầy cúng về “giải”. Họ nghĩ chắc vợ chồng mình bị ma nhập nên điên mất rồi. Không ai biết, để có quyết định này, vợ chồng mình đã trăn trở rất nhiều…” – anh Quả mở đầu câu chuyện với chúng tôi.

Từ chối đi nước ngoài học tiến sĩ

 tuong bi 'ma nhap' vi bo hoc tien si o nuoc ngoai, ve que trong rau hinh anh 1

Chị Lê Thị Thanh Thủy cho biết, để tránh côn trùng gây hại, các loại quả ở vườn đều phải bọc túi nylon thay vì phun thuốc hoá học độc hại.  Ảnh: P.P

Hiện vợ chồng mình đang hoàn tất các thủ tục hồ sơ chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP với sản phẩm rau sạch mang thương hiệu An Nông. Trong tương lai, vợ chồng mình sẽ hướng tới cung cấp thịt lợn sạch, cá sạch... Mình tin không riêng gì vợ chồng mình mà sẽ có nhiều người, đặc biệt là bà con nông dân sẽ cùng chung chí hướng… Đó cũng là cách để chúng ta chung tay kiên quyết nói không với thực phẩm bẩn”.

Anh Lê Văn Quả

 

 

Lê Đình Quả sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân ở Hà Tây (cũ). Bố mẹ anh vì không muốn cuộc sống của con trai sau này phải lam lũ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” như mình nên đã dồn sức đầu tư cho anh ăn học. Không phụ lòng bố mẹ, anh Quả đã tốt nghiệp đại học và được nhận vào công tác tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ.

Tại đây, anh Quả gặp và nên duyên với chị Lê Thị Thanh Thủy (quê Quảng Bình), một cán bộ của Viện. Cuộc sống của hai vợ chồng phải nói là viên mãn, nhiều người mơ ước khi họ có một công việc ổn định, nhiều cơ hội thăng tiến. Hai vợ chồng cũng tích cóp và xây dựng được một căn nhà nhỏ ngay thành phố Quy Nhơn (Bình Định) với 2 đứa con ngoan hiền. Không chỉ vậy, tháng 12.2015, anh Quả đã bảo vệ thành công luận án thạc sĩ tại Học viện Nông nghiệp Hà Nội và được Dự án ACIAR Việt Nam cấp học bổng học tiến sĩ tại Australia.

Thế nhưng, đùng một cái, đầu năm 2016, vợ chồng anh Quả quyết định bán nhà ở Quy Nhơn, dắt nhau về quê vợ Quảng Bình mua 2,5ha đất ở xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch để trồng rau sạch. “Khi nghe tin con bán nhà, nghỉ việc tại Quy Nhơn, đưa vợ con về trồng rau, tôi như muốn ngất. Tôi bắt xe trong đêm vào thẳng Quảng Bình mà lòng rối như tơ vò. Không biết vợ chồng nó suy nghĩ thấu đáo chưa, có bị gì không mà làm cái việc ngược đời như vậy? Ở với vợ chồng nó một thời gian, thấy vợ chồng nó vốn là những thạc sĩ, kỹ sư mà ngày thì quăng quật với đất, tờ mờ sáng đã mỗi người một xe máy, tất tả ngược xuôi để bán rau tôi xót ruột vô cùng. Đêm về thấy tính toán, vay mượn tùm lum. Tôi thương con quá, nhưng nghĩ lại đó cũng là quyết định của con, sướng khổ nó chịu” – bà Lê Thị Lời, mẹ anh Quả tâm sự.

Đưa rau sạch về trường học, bệnh viện      

 tuong bi 'ma nhap' vi bo hoc tien si o nuoc ngoai, ve que trong rau hinh anh 2

Anh Lê Văn Quả với giàn rau mầm được trồng trên giá thể xơ dừa. Ảnh: P.P

Ngày đầu trở về quê, anh Quả, chị Thủy đối diện với một đống công việc đầy khó khăn, thách thức. Vốn liếng cạn dần khi anh chị rút toàn bộ tiền bán ngôi nhà nhỏ ở Quy Nhơn để mua mảnh đất 2,5ha ở thôn Kéc, xã Hòa Trạch. Hai vợ chồng phải vay mượn thêm bạn bè, người thân để cải tạo đất, đào mương lấy nước, xây ngôi nhà nhỏ làm chỗ trú chân…

Mảnh đất vợ chồng anh Quả mua cách khá xa khu dân cư, không có nhà máy, xưởng chế biến nên khí hậu rất trong lành, nguồn nước luôn sạch sẽ. Sau bao ngày cày xới, đánh luống, lựa chọn những giống rau phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng Quảng Bình, một vườn rau xanh mướt đầy sức sống đã dần hiện ra.

 Chị Thủy tâm sự: “Nhìn vườn rau hiện nay, tôi cũng như được an ủi phần nào trước những khó khăn ban đầu vợ chồng nếm trải. Nhớ lại ngày đầu mới về, giữa bốn bề sỏi đá, thấy nản và ân hận cho quyết định của mình lắm. Những lần đôi bàn tay mình rướm máu vì không quen cầm cuốc, mình bật khóc như một đứa trẻ. Những khi gặp lại bạn bè, nhìn mình lích kích với thùng xốp chở rau xanh đi bán, thấy tủi thân lắm. Nhưng khi đó, nghĩ lại tấm lưng chồng ướt đẫm mồ hôi giữa trưa nắng gắt, nghĩ tới những bữa ăn của các cháu ở trường mầm non với rau xanh không đảm bảo an toàn, mình lại có thêm quyết tâm để hiện thực giấc mơ cùng chồng”.

Hiện tại, mảnh vườn của chị Thủy, anh Quả có đủ các loại rau như mồng tơi, rau khoai, rau muống, rau đay, chùm ngây, rau cải, rau mầm trồng trên các giá thể xơ dừa… Dự định trong thời gian tới, chị Thủy sẽ trồng thêm các loại rau ăn củ như cà rốt, củ cải, su hào, khoai lang. Chị cũng sẽ nuôi thêm vài trăm con gà, lợn theo hình thức chăn thả tại vườn, đồng thời nuôi bò và dùng chất thải làm phân bón hữu cơ bón cho vườn rau.

Vốn là những cán bộ nghiên cứu sâu về nông nghiệp, anh Quả và chị Thủy đang hướng đến vườn rau sạch với tiêu chí “5 không”: Không thuốc trừ sâu hóa học, không phân bón hóa học, không chất kích thích tăng trưởng, không giống biến đổi gen, không thuốc trừ cỏ. “Làm rau sạch phải đối diện với nhiều rủi ro, năng suất có thể thấp hơn, chi phí cho thuốc trừ sâu thảo mộc, nhà lưới, làm bẫy sinh học có thể cao hơn nhiều so với trồng rau sử dụng phân bón hóa học… nhưng bù lại, sản phẩm làm ra luôn an toàn cho người dùng” – anh Quả chia sẻ.

Anh Quả cho biết, bước đầu vợ chồng anh đã ký hợp đồng cung cấp rau sạch cho một số trường học trên địa bàn huyện Bố Trạch và đây cũng là một trong những thị trường quan trọng mà vợ chồng anh hướng tới. “Việc đưa rau sạch vào trường học không đơn thuần chỉ là bán rau, đó là niềm vui lớn nhất của vợ chồng mình. Tụi mình chấp nhận bán giá ngang với rau mà các trường mua tại chợ, mặc dù lời lãi chưa được bao nhiêu, nhưng mình rất có niềm tin mô hình sẽ ngày càng phát triển. Sau này mình sẽ mở rộng tiêu thụ sang các bếp ăn của bệnh viện, bởi thực phẩm tốt sẽ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho các bệnh nhân”-  chị Thủy tâm sự.

Nhìn đôi vợ chồng trẻ với quyết tâm hiện thực hóa một vườn rau sạch, xa hơn là trang trại với nhiều cây - con sạch, chúng tôi không khỏi cảm phục. “Nếu vườn rau của tôi đi vào hoạt động ổn định, đầu ra tốt, tôi sẽ vận động bà con quanh vùng cùng cải tạo đất đai, nguồn nước để trồng rau sạch, cùng hướng đến một nền nông nghiệp sạch cho thế hệ tương lai. Dù ước mơ đó hiện nay tôi cùng vợ đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, nhưng nghĩ về tương lai phía trước, làm nông nghiệp sạch không chỉ giúp con người phát triển tốt mà còn bảo vệ cả nguồn nước, nguồn đất. Đó mới là tài sản vô giá chúng ta để lại cho mai sau” - anh Quả nói.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 133


Hôm nayHôm nay : 22923

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 39742

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73086713