07:37 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

U70 chỉ có 1,2 công vườn mà mỗi năm "bỏ ống" 250 triệu đồng

Thứ ba - 10/07/2018 10:09
Đến ấp Phú Tân, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hỏi chuyện lão nông Đặng Văn Dễ (72 tuổi) ai cũng biết và bày tỏ sự khâm phục với cách làm giàu và tình yêu với nông nghiệp của ông. Ông Dễ chỉ có 1,2 công đất (1.200m2) mà mỗi năm làm ra 250 triệu đồng.

Bỏ cột cho thanh long leo giàn

Ở cái tuổi “thấp thập cổ lai hi” nhưng chưa khi nào lão nông Phạm Văn Dễ cho phép mình được nghỉ ngơi. Ông Dễ cho biết, tuy tuổi cao nhưng ông rất mê các công việc liên quan đến chăn nuôi, trồng trọt. “Nhà chỉ có 1,2 công đất vườn (1.200m2), tôi cứ tính toán xem nên trồng cây gì và nuôi con gì hiệu quả nhất, chắc ăn nhất, vừa có lời nhiều nhưng cũng ít rủi ro về giá cả, thời tiết”- ông Dễ kể.

 u70 chi co 1,2 cong vuon ma moi nam 'bo ong' 250 trieu dong hinh anh 1

Ông Đặng Văn Dễ bên vườn thanh long trồng giàn.   A.T

 Rồi ông quyết tâm “lên đường” đi tham quan, tìm hiểu và học tập các mô hình làm ăn hiệu quả ở nơi khác. Năm 2016, ông Dễ quyết định đốn bỏ cây tạp và đưa cây thanh long tím hồng về trồng trên diện tích 1.000m2 đất của gia đình mình.

Điều lạ là cách trồng thanh long của ông Dễ lại không hề giống ai. Thay bằng việc làm cột trụ cho thanh long leo như những mô hình khác, ông bắc giàn để tăng diện tích leo cho cây. Ông Dễ lý giải: “Mình ít đất nên áp dụng phương thức này, tính ra sẽ tăng được số dây trồng gấp 2 lần so với cùng diện tích trồng trụ, không phải tốn nhiều trụ đỡ, vừa tăng sản lượng, vừa giảm chi phí phun tưới, chi phí chăm sóc mà chất lượng luôn đảm bảo”.

Để tăng thêm thu nhập, ông cho thanh long ra trái quanh năm mùa thuận lẫn mùa nghịch. Cách làm này đã khiến vườn thanh long của ông Dễ cho năng suất trên 2 tấn mỗi năm, chất lượng trái thơm ngon, vỏ mỏng, màu sắc đẹp. Với giá bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, trừ chi phí ông còn lãi trên 60.000.000 đồng mỗi năm. Ông Dễ ước tính sản lượng năm 2018 sẽ tăng thêm khoảng 30% vì cây đang sung sức và cho rất nhiều trái.

 u70 chi co 1,2 cong vuon ma moi nam 'bo ong' 250 trieu dong hinh anh 2

Trang trại nuôi cút của ông Dễ.  A.T

Ông Dễ “đa năng”

Không cho đất nghỉ, trên diện tích 200m2 còn lại, ông Dễ bắt tay vào đầu tư nuôi chim cút bán lấy thịt. Ông Dễ tìm mua trứng cút vừa nở về chăm sóc theo biện pháp riêng của mình để vừa tránh được nhiều loại dịch bệnh trên gia cầm, vừa làm đàn cút tăng trọng nhanh, chất lượng an toàn thực phẩm đảm bảo. Bình quân mỗi lứa ông nuôi 5.000 - 6.000 con, sau 35 - 40 ngày ông xuất bán cho thương lái tại TP.Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long…

Như vậy, mỗi năm ông xuất bán được từ 6 - 7 lần chim cút. Bình quân mỗi ký cút thịt có khoảng 7 - 8 con, với giá bán từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, trừ hết chi phí ông còn lãi trên 25.000.000 đồng/mỗi đợt xuất bán. Nếu tính cả năm ông có lãi xấp xỉ 170.000.000 đồng. Riêng nguồn phân cút sẵn có ông pha trộn với phân dơi, phân bò, rơm mục để bón cho vườn thanh long tím hồng của mình vừa nâng cao chất lượng trái, vừa giảm chi phí đầu tư.

Ông Dễ kể thêm: “Nuôi cút tuy khó nhưng dễ, cái chính là phải chăm sóc chu đáo; phát hiện sớm các triệu chứng gây dịch bệnh; thức ăn công nghiệp phù hợp với độ tăng trưởng; giữ ấm chúng trong mùa mưa và mùa đông”.

Bà Lê Thị Thu Chức - Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh nhận xét : “Ông Dễ tuy cao tuổi nhưng cách nghĩ, cách làm rất sáng tạo, năng động, nắm bắt tốt nhu cầu thương trường nên thu nhập gia đinh cao, ổn định dù diện tích đất không nhiều”.

Chưa dừng lại ở đó, ông Dễ còn nhận cung cấp thịt cút làm sẵn cho nhiều quán ăn, nhà hàng quanh vùng. Ông còn mua thêm máy đánh lông để tăng năng xuất chế biến thịt chim. Hiện nay ông cung cấp từ 70 -100 con cút mỗi ngày và thu về mỗi năm trên 80.000.000 đồng tiền lãi.

Theo Phan Thị Anh Thư (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 188


Hôm nayHôm nay : 40049

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1153091

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72835800