20:50 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Uống phải cà phê nhuộm bằng lõi pin: Có thể gây vô sinh, ung thư

Thứ ba - 17/04/2018 09:23
Vụ việc Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Đắk Nông bắt quả tang cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan, thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk Lấp đang pha trộn tạp chất từ lõi pin vào cà phê khiến dư luận hoang mang. Theo các chuyên gia, việc làm này vô cùng nguy hiểm, có thể tác động đến hệ thần kinh con người, về lâu dài có thể gây ung thư.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay, pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất kỳ một loại thực phẩm nào bởi có rất nhiều hóa chất, trong đó còn chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium… rất độc hại đối với não, thận, hệ thống tiêu hóa và sinh sản của con người.

“Chì, Magie, Mangan trong pin khiến người ăn bị ngộ độc. Nhẹ thì bị ngộ độc tiêu hóa, nặng hơn và lâu dài, chúng sẽ tích lũy và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư”, PGS Thịnh cảnh báo.

 uong phai ca phe nhuom bang loi pin: co the gay vo sinh, ung thu hinh anh 1

Lực lượng chức năng bắt quả tang hàng chục bao cà phê bẩn tại cơ sở của bà Loan

Trên thực tế, Bộ Y tế cũng đã có nhiều khuyến cáo về tác hại của Mangan đối với sức khỏe con người và người thường xuyên tiếp xúc với Mangan.

Theo Bộ Y tế, Mangan là một trong những nguyên tố vi lượng cơ bản của sự sống, giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như: tác động đến sự hô hấp tế bào, sự phát triển xương, chuyển hóa gluxit và hoạt động của não... Mặc dù không gây ra các tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng nếu tiếp xúc, ăn uống, sử dụng nguồn nước có nhiễm Mangan trong thời gian dài cũng để lại những hậu quả xấu, đặc biệt là đối với hệ thần kinh.

Mangan không có khả năng gây đột biến cũng như hình thành các bệnh nguy hiểm như ung thư, cũng không ảnh hưởng đến sinh sản…nhưng nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh, gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần như tương tự bệnh Parkinson. Nếu lượng Mangan hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. 

Mangan đặc biệt có hại cho trẻ bởi cơ thể trẻ em dễ dàng hấp thụ được rất nhiều Mangan trong khi tiết thải ra ngoài thì rất ít. Điều đó dẫn đến sự tích tụ Mangan trong cơ thể trẻ, gây ra các hậu quả nghiêm trọng.

Sử dụng nguồn nước bị nhiễm Mangan trong thời gian dài, nhiễm độc Mangan từ nước uống làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt, nếu nhiễm độc mangan lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường như dáng đi và ngôn ngữ bất thường.

Người thường xuyên tiếp xúc với Mangan dễ gặp các triệu chứng về thần kinh, ban đầu thường là nhức đầu, suy nhược, ngủ kém, rối loạn thăng bằng, dáng đi vụng về, ngượng ngập.

 uong phai ca phe nhuom bang loi pin: co the gay vo sinh, ung thu hinh anh 2

Lõi pin đập nhuyễn dùng để nhuộm cà phê tại cơ sở của bà Loan. 

Ngoài Mangan, trong lõi pin còn chứa rất nhiều chì. Theo các chuyên gia, tùy theo lượng chì đưa vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hàm lượng chì quá cao sẽ gây tổn thương gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh... Chì nhiễm vào máu sẽ gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, khi nhiễm độc chì còn gây di chứng mù lòa. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn hơn cả khi bị nhiễm do có khả năng hấp thu và nhạy cảm với chì cao hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy nhiễm độc chì làm giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Đánh giá của các nhà khoa học cho thấy cứ 10mg/dl tăng về chì trong máu sẽ gây giảm 1-5 điểm IQ đối với trẻ em bị nhiễm chì. Nhiễm chì làm hệ thần kinh luôn căng thẳng và rối loạn tập trung chú ý ở trẻ em từ 7-11 tuổi. Đây là lý do người ta khuyến cáo để pin tránh xa tay trẻ em vì chỉ cần cầm phải pin chảy nước cũng có thể bị bong da.

Cadmium, một chất có trong lõi pin cũng rất nguy hiểm, chỉ cần một lượng 30-40g cũng đủ gây chết người. Do lượng Cadmium thải ra khỏi cơ thể con người rất chậm (0,1% trong một ngày đêm) nên dễ diễn ra quá trình ngộ độc mãn tính. Những triệu chứng sớm nhất của nó là tổn thương ở thận và hệ thần kinh, có albumin trong nước tiểu, rối loạn chức năng các cơ quan sinh dục, sau đó thấy đau dữ dội ở xương sống lưng và xương. Điển hình là rối loạn các chức năng phổi. Cadmium cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư.

Còn thủy ngân đi vào não và gây hư hỏng nhiều cấu trúc bao myeline của dây thần kinh. Nó làm giảm khả năng trí tuệ cũng như rối loạn tính tình và thái độ, đồng thời làm suy yếu miễn dịch. Ngộ độc cấp tính thạch tín gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, bí tiểu và có thể dẫn đến tử vong. Ngộ độc mãn tính da mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày ruột, đau tai, đau mắt…

Các chuyên gia khẳng định, việc sử dụng lõi pin trong chế biến thực phẩm là tuyệt đối không được phép, là một tội ác.

Trước đó, ngày 16/4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông bắt quả tang cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan, thôn 13 xã Đắk Wer, huyện Đắk Lấp đang pha trộn tạp chất vào cà phê.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện có hàng chục tấn cà phê bẩn cùng đất, đá được tập kết ở trong kho. Trong đó 12 tấn cà phê đã được nhuộm đen bằng pin Con Ó, 2 chậu chứa 35 kg pin được đập vụn, 1 xô chứa lõi pin, 1 xô chứa nước màu đen và nắp pin với trọng lượng 10 kg... dùng để nhuộm đen cà phê.

Theo quy định của các nước trên thế giới, nhà máy sản xuất pin phải có trách nhiệm thu hồi và xử lý pin do chứa một số kim loại nặng như Mangan, có thể theo nguồn nước phát tác vào tự nhiên gây ô nhiễm môi trường, theo nguồn nước đi vào cơ thể con người. Còn ở Việt Nam, pin được thải vô tội vạ và khó kiểm soát.
Theo Anh Thơ (danviet.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 183


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1252557

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72935266