04:38 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Vàng trắng” cho thu hoạch trên đất Tây Bắc, nông dân hết hoài nghi

Thứ hai - 25/06/2018 10:33
Hơn 10 năm trước, cây cao su bắt đầu được đưa vào trồng trên “vùng đất khó” Sơn La. Khi đó, không ít người dân góp đất trồng cao su còn tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả kinh tế của loại cây vốn được coi là “vàng trắng” này. Đến nay, nỗi nghi ngại của người dân dần được thay thế bằng niềm vui mừng, phấn khởi khi tận mắt chứng kiến, tận tay thu hoạch những dòng mủ trắng đầu tiên.

Vàng trắng “nảy mầm”

Năm 2007 là năm mở màn cho “chiến dịch” trồng cao su ở Sơn La. Gọi là “chiến dịch” vì đây là chủ trương lớn của tỉnh Sơn La, đưa loại cây được ví như “vàng trắng” lên thay thế một số cây trồng hàng năm kém hiệu quả.

 “vang trang” cho thu hoach tren dat tay bac, nong dan het hoai nghi hinh anh 1

Cây cao su ở Sơn La bắt đầu cho thu hoạch mủ.

Cao su là cây trồng hoàn toàn mới, mới với người dân vùng cao vốn đã quen với cây ngô, cây sắn và mới với cả thổ nhưỡng, khí hậu ở tỉnh miền núi còn nhiều gian khó này. Với tính chất đó, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo quyết liệt, các huyện, các xã nằm trong vùng quy hoạch trồng cao su cũng tích cực nhập cuộc cùng với Công ty cổ phần Cao su Sơn La (CSSL) vận động, hướng dẫn người dân góp đất trồng cao su.

Vì thế, trồng cao su ở Sơn La trở thành phong trào và phát triển mạnh từ năm 2008 – 2011. Nhà nhà góp đất, người người góp đất trồng cao su, dù không ít người vẫn bán tín, bán nghi về giá trị kinh tế của giống cây trồng mới này.

 “vang trang” cho thu hoach tren dat tay bac, nong dan het hoai nghi hinh anh 2

Anh Lò Văn Ngơi (dân bản Nà Lo, xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), hiện là công nhân Nông trường Châu Quỳnh, thuộc Công ty CSSL, cho biết: Cũng như nhiều hộ dân khác trong bản, năm 2008, gia đình anh góp 1,1ha đất cho công ty để trồng cây cao su. Mảnh đất này trước đó gia đình trồng sắn, mỗi năm thu được hơn 10 triệu đồng.

“Cây cao su chưa từng được trồng ở xã Chiềng Khoang cũng như ở tỉnh Sơn La nên chúng tôi không biết nó có phù hợp với đồng đất, khí hậu nơi đây hay không. Vì vậy, khi góp đất trồng cao su, vợ chồng tôi cũng chưa tin tưởng lắm. Thấy bà con trong bản, trong xã góp đất, gia đình tôi cũng đánh liều làm theo” – anh Ngơi nhớ lại.

 “vang trang” cho thu hoach tren dat tay bac, nong dan het hoai nghi hinh anh 3

Diện tích cao su đưa vào khai thác năm sau cao hơn năm trước.  Ảnh: V.C

Theo chị Lò Thị Nết – Giám đốc Nông trường Cao su Châu Quỳnh, ngoài có thu nhập ổn định, kể từ khi được nhận vào làm công nhân Công ty CSSL, nhiều người đã thay đổi hẳn cách làm ăn, sinh hoạt hàng ngày. Cảnh rượu chè, cờ bạc bê tha trước đây hầu như không còn, người dân chí thú làm ăn, biết chi tiêu tiết kiệm, sống nền nếp hơn.

Giọng anh Ngơi trở nên vui vẻ hơn khi nói về cây cao su của ngày hôm nay. “Thời gian đầu góp đất cho Công ty CSSL, tôi cũng như nhiều người dân được giao khoán tham gia đào hố, trồng cây. Lúc đó, ai cũng vui vì có thu nhập khá. Nhưng chúng tôi chỉ thực sự thở phào nhẹ nhõm khi vườn cao su cho những dòng mủ trắng đầu tiên vào năm 2016”.

Chị Lò Thị Nết – Giám đốc Nông trường Cao su Châu Quỳnh phấn khởi cho biết: Những năm đầu, nhiều người dân góp đất trồng cao su chưa thực sự tin tưởng đối với cây trồng mới này. Nhiều người băn khoăn, lo lắng, đặt câu hỏi: Liệu cây cao su trồng ở Sơn La có cho mủ hay không? Cây trồng này có giúp bà con xóa được đói, giảm được nghèo không?

“Hơn 2 năm nay, nhiều người đã thay đổi cái nhìn về cây cao su. Thay vì nghi ngại như trước, bây giờ hầu hết công nhân trong nông trường đã vững niềm tin đối với cây cao su. Nhiều công nhân đã được giao nhận phần cây để cạo mủ, thu nhập bình quân mỗi tháng cũng hơn 2,3 triệu đồng. Mức thu nhập này cao hơn nhiều so với trồng ngô, trồng sắn trước đây” – chị Nết hồ hởi nói.

Từ nông dân thành công nhân

Kể từ khi được nhận vào làm công nhân của Công ty CSSL, được giao nhận phần cây, cứ cách 3 ngày, anh Ngơi lại đi cạo mủ một lần. Mỗi lần đi cạo mủ, anh phải thức dậy từ 3 giờ 30 phút sáng để chuẩn bị đồ nghề: Dao cạo, đèn pin, găng tay...

“Năm 2017, tôi được công ty giao cho một phần cây để cạo mủ. Thời gian đầu chưa quen với việc dậy sớm đi cạo mủ nên cũng hơi ngại. Nghe cán bộ giải thích, cạo vào sáng sớm thì cao su mới cho nhiều mủ nên tôi cố gắng tập cho mình thói quen dậy sớm. Giờ thì quen rồi. Làm cao su không vất vả như trồng ngô, trồng sắn. Mỗi lần đi cao mủ, tôi mất khoảng 3 giờ đồng hồ, đi thu mủ thì thời gian ngắn hơn. Vị chi một tháng, tôi chỉ làm cao su có hơn 1 tuần, thu nhập tính ra cũng được hơn 2 triệu đồng” – anh Ngơi bảo vậy.

 “vang trang” cho thu hoach tren dat tay bac, nong dan het hoai nghi hinh anh 4

"Vàng trắng" ở Sơn La đã cho thu hoạch. Ảnh: V.C

"Khi nhà máy chế biến mủ cao su công suất 9.000 tấn/năm của công ty đi vào hoạt động, chắc chắn đời sống, thu nhập của công nhân và người dân góp đất trồng cao su sẽ cao hơn...”.

Ông Nguyễn Bá Quý

Cho đến giờ anh Lò Văn Thông - công nhân Nông trường Cao su Châu Quỳnh vẫn nhớ như in nét mặt vui mừng, phấn khởi của anh em công nhân trong nông trường khi chứng kiến những dòng mủ trắng đầu tiên tuôn chảy. Gia đình anh có hơn 1ha đất, trước đây chỉ trồng ngô, sắn, thu nhập vừa thấp, vừa không ổn định. Khi tỉnh Sơn La có chủ trương trồng cây cao su, được cán bộ vận động, gia đình anh đã mạnh dạn góp diện tích đất đó cho Công ty cổ phần CSSL. Anh Thông hiện nay cũng là một trong những công nhân có mức lương cao nhất công ty.

“Tôi được giao 2 phần cây cạo mủ. Tôi luôn tuân thủ giờ giấc, cạo mủ theo đúng quy trình kỹ thuật mà cán bộ công ty hướng dẫn. Thu nhập từ làm cao su của gia đình tôi ổn định hơn nhiều so với trồng ngô, trồng sắn trước đây. Năm 2017, tôi được công ty thanh toán gần 30 triệu đồng tiền lương” - anh Thông chia sẻ.

Ông Nguyễn Bá Quý - Phó Giám đốc Công ty cổ phần CSSL, cho hay: Hiện công ty quản lý hơn 6.000ha cao su. Năm 2016, công ty đưa hơn 140ha vào khai thác mủ, đến nay diện tích cao su cho khai thác mủ đã tăng lên hơn 2.100ha. Sắp tới, công ty sẽ đưa thêm khoảng 600ha cao su vào khai thác.

Nói như vậy để thấy được rằng, diện tích cao su đưa vào khai thác năm sau cao hơn năm trước, kéo theo lượng công nhân được giao nhận phần cây cũng tăng lên. Hiện nay, Công ty CSSL có hơn 2.400 công nhân, trong đó hơn 1.000 công nhân đã được giao nhận phần cây cạo mủ. Trong số đó, 98% là người địa phương.

“Đất trồng cao su ở Sơn La chủ yếu là đất hạng 3 nên phải trồng đến năm thứ 9 mới đưa vào khai thác mủ. Chất lượng mủ cao su ở Sơn La được đánh giá có chất lượng tốt hơn một số nơi khác. Năng suất mủ cao su được ví như hình sin, tức là năm sau cao hơn năm trước, khi lên đến đỉnh thì lại giảm dần. Đến thời điểm này, đa số người dân góp đất trồng cao su ở Sơn La đã yên tâm, tin tưởng vào cây cao su.

Theo Văn Chiến (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 32665

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 210920

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60532877