22:33 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vì sao bưởi da xanh gây “bão” ở miền Đông?

Thứ ba - 04/10/2016 20:15
Do bưởi da xanh được giá, ít dội chợ, thời gian qua nông dân Đông Nam Bộ đã đổ xô trồng. Hệ quả là diện tích cây trồng này tăng chóng mặt.

Vài năm nay, cây bưởi da xanh trở thành cây chủ lực và tập trung nhân rộng của một số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ở Đồng Nai, trong số các địa phương trồng bưởi da xanh như các huyện: Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất... thì Trảng Bom có diện tích trồng nhiều nhất.

Sốt cây chủ lực

 vi sao buoi da xanh gay “bao” o mien dong? hinh anh 1

Ông Hồ Anh Kiệt - Giám đốc HTX Sông Xoài, đang kiểm tra bưởi da xanh trước khi thu hoạch. Ảnh: T.Đ

Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, hiện toàn tỉnh có khoảng 2.000ha trồng bưởi da xanh, tăng hàng trăm ha so với năm trước đó, tập trung nhiều nhất tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, Vĩnh Cửu…

 

 

Theo ông Chu Văn Can - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom), hiện toàn xã có trên 150ha trồng bưởi. Nông dân vẫn đang tiếp tục chặt cây cà phê chuyển sang giống cây trồng này. “Đây là giống cây trồng chủ lực địa phương đang khuyến khích phát triển. Hội Nông dân đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật và các hoạt động giao lưu, tham quan vườn tạo điều kiện cho nông dân phát triển mô hình trồng bưởi” - ông Can nói.

Thực tế, theo ông Phan Văn Dẫu – một nông dân đang trồng 3ha bưởi da xanh (xã Trung Hòa, Trảng Bom), với giá bưởi liên tục đứng ở mức cao như hiện nay, 1ha bưởi cho thu nhập cao hơn nhiều các cây trồng khác. “Tôi từng trồng qua nhiều loại cây trồng khác nhau như: cà phê, mít, chôm chôm, nhãn nhưng đều chặt bỏ để trồng bưởi da xanh vì lợi nhuận rất tốt”.

Trong khi đó, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cây “chủ lực” bưởi da xanh đang bắt đầu lan tỏa ra nhiều địa phương, như các huyện Tân Thành, Châu Đức, thành phố Bà Rịa… Tại HTX Bưởi da xanh Sông Xoài (xã Sông Xoài, huyện Tân Thành) từ chỗ chỉ có chục thành viên giờ lên tới 120 người, với tổng diện tích 135ha bưởi. Ông Hồ Anh Kiệt – Giám đốc HTX cho biết, việc cây bưởi da xanh bám rễ trên đất Sông Xoài không những giúp nông dân vùng này ngày càng giàu có mà HTX còn có kế hoạch mở rộng số lượng thành viên của HTX, nâng tổng diện tích trồng bưởi da xanh.

Anh Lê Văn Thảo – thành viên HTX Sông Xoài cho biết, anh đang làm chủ một vườn bưởi da xanh rộng gần 5ha. “Tôi từng trồng cà phê, cây tiêu, nhưng chưa thấy cây trồng nào ổn định đầu ra và cho lợi nhuận tốt như cây bưởi da xanh” - anh Thảo thổ lộ.

Tránh “quy trình ngược”

Có thể khẳng định, hiện cây bưởi da xanh đã trở thành cây trồng chủ lực của một số địa phương miền Đông Nam Bộ. Diện tích bưởi da xanh đang phát triển chóng mặt. Một số tỉnh đã và đang xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn cho cây bưởi da xanh (VietGAP, GlobalGAP...). Tuy nhiên, cây bưởi theo tiêu chuẩn này vẫn chưa có đầu ra ổn định. Theo ông Hồ Anh Kiệt, bưởi da xanh HTX Sông Xoài sản xuất theo chuẩn VietGAP đến giờ cũng chỉ bán được ở các sạp trái cây chứ chưa đủ sức vào hệ thống siêu thị.

Ông Ngô Văn Thân - Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp - dịch vụ Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) thừa nhận: “Chứng nhận VietGAP sử dụng được trong 2 năm phải tái đăng ký. Nhưng sau đợt được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện đăng ký chứng nhận VietGAP, hiện không còn mấy nông dân vùng bưởi Tân Triều thực hiện tái đăng ký chứng nhận này. Chủ yếu do chưa có thị trường cho trái bưởi VietGAP”.

Theo đó, việc sản xuất theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP... ở nước ta vẫn diễn ra theo quy trình ngược. Nhà nước hỗ trợ phần lớn chi phí để khuyến khích nông dân làm chứng nhận cho sản phẩm rồi chờ cơ hội thị trường đến, chứ không phải đã có đơn đặt hàng sản xuất. Theo Sở NNPTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ quy hoạch trồng tập trung 4.500ha cây ăn quả chủ lực của tỉnh, như bưởi da xanh, mãng cầu, măng cụt... Để có thị trường sản phẩm nông nghiệp ổn định thì nhất thiết phải từng bước xây dựng, áp dụng sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng. 

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 144


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1255890

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72938599