23:37 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vì sao lợn hữu cơ Quế Lâm vẫn an toàn giữa tâm bão dịch tả Châu Phi?

Chủ nhật - 30/06/2019 22:49
Mặc dù dịch tả lợn Châu Phi bùng phát và bao vây tứ phía nhưng hàng chục trang trại với quy mô hàng ngàn con lợn nuôi theo hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm vẫn an toàn, ít nhất là đến thời điểm này.
18-06-33_ql1
Mô hình chăn nuôi lợn liên kết hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: HA.

Cả 8 thôn trên địa bàn xã Phong Thu (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đều đã xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi. Vậy mà chuồng lợn gia đình ông Nguyễn Văn Lịch ở thôn Trạch Hữu vẫn an toàn, kể cả khi 4 hộ chăn nuôi hàng xóm, cách nhau bờ rào dậu đều đã bị hết.

Gia đình ông Lịch liên kết chăn nuôi lợn hữu cơ với Tập đoàn Quế Lâm từ 2 năm nay. Ban đầu chỉ vì tò mò khi doanh nghiệp này tuyên truyền hình thức chăn nuôi lợn không có mùi hôi, không ô nhiễm môi trường và thu mua lại lợn cho các hộ dân với giá cao hơn thị trường.

20 hộ dân trong xã, dẫn đầu là ông Lịch đi tham quan mô hình, nhưng bước đầu, không nhiều người tin lắm, nên chỉ có 3 hộ dân thực hiện cam kết.

Để thực hiện mô hình chăn nuôi này, phía Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ cho người dân vay vốn với lãi suất 0%, cung cấp nguồn giống, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thức ăn chăn nuôi và giám sát quy trình chăn nuôi bằng hệ thống camera, sau đó thu mua lợn cho người dân khi đến hạn xuất chuồng.

“Từ khi liên kết với Tập đoàn Quế Lâm chúng tôi nhận thấy có 4 sự thay đổi rõ rệt so với chăn nuôi thông thường. Thứ nhất là không dịch bệnh, từ dịch tai xanh đợt trước đến dịch tả lợn Châu Phi lần này đàn lợn đều an toàn. Thứ hai là không ô nhiễm môi trường, không có mùi hôi. Thứ ba là có nguồn phân chuồng rất phong phú. Thứ tư là kinh tế, nuôi lợn hữu cơ hạch toán chi phí mỗi con lãi 500 - 700 ngàn. Nhờ tập đoàn bao tiêu sản phẩm nên đầu ra rất ổn định”, ông Lịch nói.

Việc phát triển chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh của Tập đoàn Quế Lâm được khởi phát và trực tiếp chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hồng Lam từ năm 2013. Các mô hình ban đầu chỉ nuôi 20 - 30 con chủ yếu đảm bảo nguồn cung cấp lợn sạch cho cán bộ công nhân viên và làm quà tặng.

Đến nay đã liên kết với các hợp tác xã, bà con nông dân đầu tư mở rộng lên hàng ngàn con có sự kiểm soát từ đầu vào đến đầu ra và đã được ngành Nông nghiệp đánh giá và chứng nhận chuỗi sản xuất chăn nuôi hữu cơ an toàn. Từ ban đầu ứng dụng một mô hình nuôi 30 con/lứa đến nay đã có 14 mô hình nuôi 500 con/lứa tại gia trại của 5 huyện thị xã, đã tiêu thụ tốt tại Huế và nhiều tỉnh thành.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Dịch tả lợn sau khi công bố hết dịch đã lại tái phát ở Thừa Thiên - Huế, hơn 11% số hộ chăn nuôi, 10% tổng đàn lợn ở Huế nhiễm dịch. Nguyên nhân dịch tả Châu Phi diễn biến phức tạp ở Huế chủ yếu do nguồn thức ăn và môi trường...

Chính vì vậy, những mô hình chăn nuôi hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm có thể xem là cứu cánh. Bằng chứng là sau thời gian dài kể từ khi dịch xuất hiện nhưng chưa có bất cứ hộ chăn nuôi liên kết với Tập đoàn nào bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân có thể là do nguồn thức ăn chăn nuôi của những hộ dân này không lẫn từ ngoài vào. Men vi sinh trong thức ăn tăng sức đề kháng cho các đàn lợn tốt hơn.

18-06-33_ql2
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thị sát các mô hình chăn nuôi chưa nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: HA.

Sau khi đi khảo sát thực tế tại các mô hình chăn nuôi liên kết của Tập đoàn Quế Lâm, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định: Đây là mô hình rất phù hợp với tình hình chăn nuôi Việt Nam giai đoạn hiện nay, đặc biệt nhất là trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành và thị trường biến động.

Theo ông Dương, tất nhiên quy trình chăn nuôi vẫn phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp thú y, phòng dịch thông thường, tuy nhiên những mô hình chăn nuôi hữu cơ tuần hoàn như thế này góp phần tích cực để nâng cao khả năng kháng bệnh. Mặt khác sản phẩm chăn nuôi của Quế Lâm cũng đang được bán với giá cao, hiện đang thu mua của dân 46 nghìn đồng/kg, trong khi đó giá lợn bình quân của Huế lúc này chỉ 30 - 35 nghìn đồng/kg.

“Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân chính là nhờ sử dụng vi sinh trong ủ thức ăn chăn nuôi đã có tác dụng tích cực làm tăng sức đề kháng cho lợn. Bằng chứng là từ trước khi có dịch tả lợn Châu Phi, sức đề kháng của lợn hữu cơ cũng được thể hiện qua việc sử dụng men vi sinh và miễn dịch với nhiều loại bệnh khác mà không cần dùng kháng sinh.

Thứ hai, chăn nuôi hữu cơ tận dụng được các nguồn phụ phẩm trong nông hộ như thóc, cám, ngô, sắn... Người chăn nuôi chỉ cần đưa men vào ủ có thể trở thành thức ăn hỗn hợp, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi vừa đảm bảo vấn đề nâng cao sức đề kháng.

Thứ ba là vấn đề môi trường. Chăn nuôi hữu cơ sử dụng đệm lót sinh học. Vừa không phải tắm cho lợn, nước tiểu của lợn, phân của lợn thấm vào đệm lót sinh học đảm bảo môi trường không mùi, không ô nhiễm, sau mỗi chu kỳ nuôi lại tận dụng phân hữu cơ này trở thành phân vi sinh bón cho cây trồng", quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi phân tích.

Chế phẩm của Quế Lâm tăng sức đề kháng cho lợn

Trực tiếp thị sát các mô hình chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định:

18-06-33_ql3
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đủ cơ sở khẳng định chế phẩm của Quế Lâm tăng sức đề kháng cho lợn. Ảnh: HA.

Với thời gian dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện và việc tất cả các mô hình chăn nuôi liên kết của Tập đoàn Quế Lâm đến thời điểm này chưa nhiễm bệnh có thể khẳng định chế phẩm sinh học của Tập đoàn Quế Lâm đã tăng cường sức đề kháng cho lợn giúp các đàn lợn chưa bị xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.

Thứ trưởng chỉ đạo, trong thời gian tới, mô hình này phải được nhân rộng. Đề nghị Cục Chăn nuôi và Tập đoàn Quế Lâm tổng kết kết quả, phân tích xem chế phẩm này là cái gì, cho ăn như thế nào, tăng trọng ra sao, giá thành và chất lượng thịt như thế nào, để từ đó có căn cứ xây dựng đề cương đề tài nghiên cứu khoa học, đánh giá cơ chế tác động tăng sức đề kháng.

“Đề tài này sẽ thực hiện trên các đối tượng khác nhau, đưa vào sử dụng ngay những đàn lợn đang bị dịch, xem có giữ vững được không để nay mai có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn nhằm công nhận một công trình khoa học nghiên cứu đầy đủ và lan tỏa”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo.

Theo HOÀNG VŨ QUANG - KIÊN CƯỜNG/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 289


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1080622

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72763331