17:20 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Virus cúm gia cầm mới “nhiều nguy cơ lây sang người”

Thứ sáu - 07/09/2012 06:00
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm vừa công bố một loại virus cúm gia cầm H5N1 cực độc, mới xuất hiện và đang lan nhanh ở miền Bắc và miền Trung, có khả năng gây chết người. Thông tin này khiến dư luận hoang mang, nhất là khi cơ chế lây lan của nó vẫn chưa được làm rõ.

"Có thể lây lan vì gà lậu"

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Hoàng Văn Năm, cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, loại virus H5N1 mới xuất hiện tuy vẫn thuộc nhánh 2.3.2.1 nhưng có sự khác biệt với những virus 2.3.2.1 (cả nhóm A, B) gây bệnh ở Việt Nam năm 2011. Nhóm virus này có khả năng khiến dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng trong thời gian tới là rất cao.

Thói quen mua bán, giết mổ gia cầm như thế này dễ khiến dịch cúm A/H5N1 lây lan.

Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho biết thêm, nhóm virus mới xuất hiện từ tháng 7, đến tháng 8 thì lan rất nhanh và rộng suốt khắp các tỉnh từ miền Bắc vào miền Trung. Tuy nhiên, loại virus mới này tương đối gần với nhóm A. Vì thế, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các nhà khoa học trực thuộc bộ nhanh chóng thực hiện các thí nghiệm, khảo thí để xem vaccine phòng cúm gia cầm đang được sử dụng có hiệu quả với nhóm virus mới này hay không để có phương án xử lý.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn (phó cục trưởng Cục Chăn nuôi), nhiều khả năng virus này xuất phát từ Trung Quốc, lây lan từ gà thải loại theo đường nhập lậu về Việt Nam. Ông Sơn bình luận: "Từ trước đến nay, gà lậu đi tới đâu thì các loại virus trên gia cầm đi tới đó. Đây là hiểm hoạ khôn lường cho người và vật nuôi".

Trước tình hình trên, Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) đã lên kế hoạch, tổ chức các tuyến trinh sát đối với gia cầm nhập lậu, từ các tuyến biên giới, đầu nậu, đến các nơi tiêu thụ. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cũng yêu cầu Cục Chăn nuôi kiểm tra chặt chẽ việc nhập lậu gà giống từ Trung Quốc, vì khả năng lây lan dịch của gà giống còn lớn hơn rất nhiều so với gà thịt. "Virus cúm gia cầm mới đang lan nhanh, có khả năng gây chết người cao, đây là điều Chính phủ rất lo lắng" - thứ trưởng Tần nói.

Nguy cơ lây sang người rất cao

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Nguyễn Đức Trọng (phó cục trưởng Cục Chăn nuôi) cho biết, nguy cơ virus cúm gia cầm mới lây lan sang người là rất cao, dù hiện nay chưa ai khẳng định chắc chắn 100% nó sẽ lây sang người.

Cũng theo ông Trọng, không đơn giản để có thể xác định được cơ chế lây sang người của virus H5N1, nhất là ở các type biến chủng. Ở nhiều trường hợp, bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 có thể là do bội nhiễm, nghĩa là cơ thể người đã mắc một số bệnh khác khiến suy giảm hệ miễn dịch, sau đó bị lây virus H5N1 nên nhanh dẫn đến tử vong. Ở các trường hợp bội nhiễm, do bấy lâu chúng ta chỉ tập trung chú ý và quy kết nguyên nhân gây tử vong là do virus cúm gia cầm nên chưa chỉ ra xác đáng "thủ phạm" chính.

"Ở nước ta, việc người dân tiếp xúc với gia cầm là chuyện đương nhiên. Vì thế, khi nghe tin xuất hiện virus cúm gia cầm mới cực độc, dư luận rất hoang mang, lo lắng. Người dân lo ngại khi tiếp xúc với gia cầm sẽ dễ bị lây bệnh nên ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi" - ông Trọng nói. Cũng theo ông Trọng, điều đáng chú ý hơn nữa là, các type virus H5N1 đã xuất hiện ở nước ta hầu hết là giống với type virus có mặt ở Trung Quốc. Trong khi đó, việc nhập lậu gà, nhất là gà giống và gà thải loại từ Trung Quốc vẫn diễn ra hằng ngày, có thời điểm số lượng gia cầm nhập lậu về nước ta lên tới vài trăm nghìn con mỗi tuần nên nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao. Hơn nữa, khi virus này vào Việt Nam, nó có thể kết hợp với chủng khác tạo ra các biến chủng khác và quá trình này diễn ra không ngừng, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Theo khuyến cáo của Cục Chăn nuôi, để phòng tốt dịch bệnh, người dân cần thực hiện quy trình an toàn sinh học ở các khâu như: Giống sạch, thức ăn sạch, vệ sinh công nghiệp, công tác thú y và tiêm phòng vaccine.                                     

Đức Kế
Nguồn:nguoiduatin.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 137


Hôm nayHôm nay : 52734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 872009

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72554718