19:57 EDT Chủ nhật, 07/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vịt lấy trứng 6 tháng tuổi bị sưng khớp chân

Thứ ba - 22/11/2016 08:30
Vịt bị sưng khớp chân là do giống vịt siêu thịt có khối lượng cơ thể lớn, nếu nuôi trên nền xi măng, khi vịt nằm dễ bị xây xát da khuỷu chân, nhiễm khuẩn gây viêm khớp...


Hỏi: Tôi nuôi 1.000 con vịt Super lấy trứng, nuôi đã 6 tháng tuổi thì một số con bị sưng khớp chân, ăn uống bình thường, xin cho biết cách chữa trị?

Trả lời: Vịt bị sưng khớp chân là do giống vịt siêu thịt có khối lượng cơ thể lớn, nếu nuôi trên nền xi măng, khi vịt nằm dễ bị xây xát da khuỷu chân, nhiễm khuẩn gây viêm khớp. Những con viêm khớp nên loại thải. Chú ý vệ sinh môi trường để hạn chế viêm khớp cũng như phát sinh bệnh khác.


Hỏi: Đàn gà của tôi được tiêm phòng đầy đủ, nuôi đã đạt 1,2 kg/con thì bị ủ rũ, phân xanh, đầu đen, xin cho biết cách phòng trị?

Trả lời: Ngoài biểu hiện trên, gà sốt 43 - 44oC, mắt hõm sâu, viền mắt màu xanh, rúc đầu vào cánh, nhiều khả năng gà bị bệnh đầu đen. Có thể dùng 1 trong các thuốc như Flox, Macavet hoặc Flodovet hoặc dùng các thuốc có chứa Sulfamonomethoxine, liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Phòng bệnh: Không nuôi nhiều lứa gà trong cùng một cơ sở chăn nuôi. Không thả gà ra vườn trong những ngày mưa to. Từ 20 ngày tuổi trở lên thực hiện theo cách sau:

+ Cứ 7 - 10 ngày thì cho uống 1 lần uống phòng: Trong 10 lít nước uống pha với 1gr thuốc tím (hoặc 2gr Sunfat đồng).

+ Cho gà uống trong vòng 1 - 2 giờ, sau đó nếu thừa thì đổ đi.

+ Hàng tuần cần phun thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột.


Hỏi: Xin cho biết cách phòng trừ bệnh hiệu quả cho rau màu khi thời tiết có mưa ẩm hoặc sương mù kéo dài?

Trả lời: Cần bón phân cân đối nhất là đạm và kali, tránh để tình trạng cây thừa đạm hoặc chỉ bón riêng lẻ urê khi cây còn non. Kết hợp kali và đạm khi bón phân đơn ở mỗi lần lót hay thúc cho rau màu (dù rau còn non).

Ngoài ra, cần bổ sung phân bón vi lượng và kali qua lá. Thực tế cho thấy, việc bổ sung thêm nguồn nấm có ích (nấm đối kháng, cộng sinh) vào vùng rễ rau màu sẽ có hiệu quả cao trong phòng chống bệnh thối rễ.

* Lưu ý: Sau khi vun xới, để cây ổn định trở lại từ 2 - 3 ngày rồi mới tiến hành tưới nước hoặc tưới thúc phân. Nếu bón thúc phân thì làm cùng việc vun xới, chờ 2 - 3 ngày sau thì tưới nước cho cây.

Thuốc phòng bệnh cần chọn các loại thuốc có tính chất bao phủ bề mặt thân lá rau màu, đó là các loại thuốc gốc đồng như: Boocdo, Rhicide, Dithane, Coc, Copper B…

Khi phát hiện cây chớm bị bệnh với các triệu chứng loang vết dầu trên lá, thân hoặc cây có biểu hiện ngừng sinh trưởng cần lựa chọn các loại thuốc đặc trị. Cụ thể bệnh sương mai cần phun một trong các thuốc: Phytocide, Score, Rhidomil, Tilt super… Bệnh thối gốc mốc trắng hoặc lở cổ rễ luân phiên giữa các thuốc: Rhidomil, Monceren, Tilt super, Sun-shi, Phytocide, Aliette, Rovral…


Hỏi: Tôi chơi một số giỏ lan Dendrobium, nhưng ít khi cây ra hoa vào thời gian mình mong muốn. Xin được bày cách để cây nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán?

Trả lời: Lan Dendrobium (có người gọi là Đăng lan, Hoàng lan…) là giống lan khá dễ tính, dễ trồng, dễ cho hoa, phù hợp với những người chơi lan chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngoại trừ một số loài thường cho hoa vào những thời điểm cố định như D. burana gold, D. kasem gold, D. thongchai gold…(hoa màu vàng) hoặc D. burana jade, D. burana emerald, D. burana green…(hoa màu xanh) thường cho hoa vào tháng 8, hoặc các loài có hoa màu tím đậm thường cho hoa vào tháng 4 âm lịch, thì đa số các loài khác thường cho hoa rải rác quanh năm. Nếu biết cách cũng có thể điều khiển cho chúng cho hoa vào dịp Tết Nguyên đán.

Cách làm như sau: Vào tháng 10 âm lịch chọn những cây lan trưởng thành đã ra hết lá non, chọn xong dùng phân bón lá có tỷ lệ NPK là 10-30-20 phun định kỳ 6 - 7 ngày/lần (để kích cho cây ra hoa), sau phun 3 - 4 lần nhánh lan bắt đầu búng ra vòi hoa, chờ vòi hoa dài 2 - 3cm thì thay bằng phân bón lá có tỷ lệ NPK 15-20-30 và cũng phun định kỳ 6 - 7 ngày/lần (để kích cho vòi hoa phát triển dài), đồng thời giúp cho hoa sáng đẹp, rực rỡ, lâu tàn và ít bị bệnh gây thối hoa sau này.

Sau khi đổi phân bón 45 - 50 ngày, cành hoa sẽ nở 1 - 2 hoa đầu tiên (khoảng đầu tháng chạp) và tiếp tục nở thêm những hoa phía trên, do lâu tàn nên đến Tết Nguyên đán những hoa nở trước đó vẫn chưa tàn rụng, trên cành sẽ có nhiều hoa, nhìn rất đẹp.

Theo Nguyễn Thị Hải - Đông Đức - Vũ Ngọc/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195

Máy chủ tìm kiếm : 29

Khách viếng thăm : 166


Hôm nayHôm nay : 50421

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 398004

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64383948