Năm 2017, cả nước có khoảng 8.000 ha trồng mắc ca, tập trung nhiều tại Tây Nguyên, Tây Bắc. Riêng Lâm Đồng có khoảng 1.200 ha, tập trung tại Lâm Hà, Đơn Dương, Bảo Lâm, Đức Trọng theo hai hình thức là trồng xen canh và trồng thuần.
Anh Lâm Ngọc Khao, xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng là một trong số ít những nông dân trồng thuần mắc ca tại Lâm Đồng. Lão nông cho biết, từ ngày trồng, 3 năm nay vườn của anh chưa mất mùa năm nào. Năm đầu tiên bói anh nông dân thu 3 tạ sản phẩm. Năm thứ 5 thu được 2,5 tấn. Năm nay là năm thứ 6 dự tính được khoảng hơn 4 tấn.
Vườn của anh Khao trồng biệt lập trên đồi, xuống giống khoảng 400 cây. Ngoài những cây bị chết, bệnh hay thú rừng phá hoại, đồi còn trọn vẹn có 300 cây. Giá năm ngoái khi thị trường ổn định nhất là 85.000 – 90.000 đồng một kg hạt, trái mùa đến trên 100.000 đồng một kg hạt.
Hiện, anh Khao đang trồng khoảng 7 giống mắc ca. Chất lượng các giống không đồng đều, có loại quả to nhưng vỏ cũng to, tỷ lệ nhân thấp. Ngoài ra, loại vỏ mỏng thì hạt lại nhỏ. Lão nông đánh dấu từng gốc, kiểm tra, theo dõi kỹ càng để nắm rõ đặc điểm của từng loại giống, đánh giá năng suất cao, hạt tốt, cây khỏe để lựa chọn trồng thêm.
Theo anh, cây mắc ca trồng bằng hạt, mất 7-8 năm mới cho sản phẩm, quả không đồng đều, năng suất thấp, ra thị trường giá cũng chênh lệch. Cây ghép thì năm thứ 3 đã cho bói, năm thứ 5, 6 có năng suất ổn định.
|
Anh Khao ở vườn mắc ca. Ảnh: Bizmedia |
Anh kể, xuống giống từ tháng 7/2012, nếu trồng vườn chuyên canh gần như chỉ có mình tôi. Nhiều vườn khác xen canh, đa phần trồng ít khoảng vài chục cây vì giống này mới nên có thể có rủi ro về đầu ra và cả chất lượng cây trồng. Vườn của anh Khao trước đây trồng bơ, sầu riêng, cà phê. Năm 2017, mắc ca ổn định, lão nông mới phá hết cà phê để tập trung vào mắc ca.
Điều kiện tự nhiên tại Lâm Đồng khá mát mẻ, có đất đỏ bazan phù hợp cho cây mắc ca. Ngoài ra, nhiệt độ 17-22 độ C liên tục trong vòng một tháng, thích hợp cho cây ra bông nên ít có nơi nào cây gần như ra hoa quanh năm như ở đây.
|
Chùm quả mắc ca già có thể sử dụng nhân bên trong nấu cháo, làm salad. Ảnh: Bizmedia |
Về đầu tư cho cây mắc ca, chi phí ban đầu so với một số cây khác không nhiều hơn. Từ khi ra bông đến khi thu hoạch chỉ một lần bỏ phân, 2 lần xịt thuốc chống sâu bệnh, nhân lực không tới 1/3 so với trồng cà phê, phân bón cũng ít hơn.
Quả mắc ca già, phần nhân bên trong có thể ăn như hạt sen tươi làm salad, nấu cháo… Anh Đỗ Đình Dũng, người thu mua mắc ca tại Lâm Đồng cho biết. Sau khi thu mua, ngoài phần hạt có thể chế biến thành sản phẩm hạt khô, hạt tách vỏ, vỏ mắc ca còn được bán xuất khẩu làm chất đệm, chất đốt xuất khẩu.
Theo Giang Tạ (24htinmoi.com)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn