02:28 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xâm nhập mặn nghiêm trọng, nông dân không nên chỉ trồng lúa

Thứ sáu - 26/02/2016 04:07
Đó là giải pháp tạm thời khi xảy ra xâm nhập mặn mà ông Nguyễn Hồng Khanh đến từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đưa ra trong chương trình Vấn đề hôm nay.
Lịch sử 100 năm qua chưa có năm nào tình trạng xâm nhập mặn lại ảnh hưởng nặng nề đến vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long như bây giờ. Nguyên nhân của hiện tượng này có cả chủ quan lẫn khách quan. Về khách quan, có thể thấy hiện tượng thời tiết thay đổi do ảnh hưởng của El Nino khiến vùng đất ngày bị khô hạn. Lũ không về nhiều khiến cho nước biển tràn ngược lại vào diện tích đất trồng trọt.


Về nguyên nhân chủ quan, hệ thống thủy lợi ở vùng này không còn phù hợp với tình hình diễn biến của thời tiết. Điều quan trọng tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng đến nhiều bà con nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất lúa gạo và kéo theo đó vấn đề an ninh lương thực cũng như xuất khẩu gạo. Với điều kiện thời tiết như này thì tình trạng xâm nhập mặn sẽ ngày càng lan rộng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tham gia trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 25.2, ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã nêu ra giải pháp xử lý thực trạng nói trên: “Bộ đã chỉ đạo các địa phương, các cơ quan khoa học vào cuộc, hỗ trợ bà con nông dân để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn. Bộ cũng đã chỉ đạo công tác dự báo nguồn nước, tình trạng xâm nhập mặn để các tổ chức quản lý, khai thác thủy lợi cũng như người dân chủ động lấy nước, trữ nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Biện pháp thứ 2 là khuyến cáo các địa phương thực hiện đắp đập trữ nước, hệ thống kênh mương để phục vụ sản xuất. Thứ 3 là chuẩn bị sẵn nguyên vật tư, vật liệu, máy bơm dự phòng. Bên cạnh đó là các giải pháp liên quan tới cơ cấu cây trồng, chuyển dịch mùa vụ cũng đã được triển khai thực hiện. Vụ Đông Xuân vừa qua đã được chuyển dịch sớm hơn 20-30 ngày, do vậy cũng giảm bớt phần nào thiệt hại cho người dân. Trong trường hợp chưa có nước, chúng ta phải xử lý tình trạng mặn và hạn lâu dài, xây dựng các công trình thủy lợi như quy hoạch”.

Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, trong điều kiện hiện nay, người nông dân có thể trồng cây phù hợp với nguồn nước mặn, nước lợ và không nên chuyên canh trồng lúa. Đối với vụ Xuân Hè, bà con không nên xuống giống mà lùi hẳn xuống vụ Hè Thu do đây là thời điểm không bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng xâm nhập mặn.

Nói tới vấn đề ngăn mặn, ông Nguyễn Hồng Khanh cho biết: “Đây là bài toán tốn khá nhiều kinh phí. Chúng ta cần hoàn thiện các hệ thống cống ngăn mặn ở cửa sông và các hệ thống ở Bến Tre và Kiên Giang có thể kiểm soát được nhập mặn. Theo kế hoạch, đến năm 2020, các công trình lớn này sẽ được đưa vào hoạt động”.

Theo Danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 452

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 451


Hôm nayHôm nay : 29085

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 643036

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70870351