21:35 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây nhà chứa… rơm cho trâu, bò

Thứ ba - 19/08/2014 03:45
Hàng trăm hộ dân ở huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) đang đầu tư làm nhà chứa rơm để làm thức ăn cho trâu, bò trong mùa mưa lũ này.
Xây nhà chứa… rơm cho trâu, bò

Xây nhà chứa… rơm cho trâu, bò

Tại một ruộng lúa đang thu hoạch ở cánh đồng gần trụ sở UBND xã Sơn Ba, bà Đinh Thị Nhú đang cùng người thân ôm rơm rạ dồn lại một chỗ để chở về nhà. Bà Nhú cho hay: “Với hơn 2 sào lúa, rồi xin thêm một ít nữa của bà con, số rơm dự trữ đủ cho 3 con trâu của gia đình ăn trong mưa lũ, xa hơn nữa là mùa đông tới”.

Theo lời nhiều người dân ở Sơn Hà thì cách đây khoảng 3-4 năm, bà còn có thói quen thả rông gia súc quanh năm, một số thì nhốt chuồng không có mái che, thức ăn gia súc chủ yếu dựa vào nguồn cỏ mọc tự nhiên trên rừng, đồi, cho nên năm nào cũng vậy, cứ đến mùa mưa, mùa đông lạnh là trâu, bò chết vì đói, với số lượng hàng trăm con

“Khoảng 3-4 năm nay, nhờ cán bộ xã huyện hướng dẫn, bà con trong xã đã biết cách để cho trâu, bò không bị lạnh và đói mà chết như trước nữa”- già Đinh Văn Khuân (62 tuổi, ở xã Sơn Kỳ) cho biết. Theo đó sau khi thu hoạch, rơm rạ được mang về chất thành cây để làm thức ăn dự trữ cho trâu bò.

Tuy vậy, thấy việc chất thành đống cũng không ổn, rơm rạ dễ bị thối, mục nếu thời tiết mưa liên tục, nên hàng trăm hộ dân ở các xã Sơn Ba, Sơn Kỳ còn cẩn thận hơn bằng cách đầu tư làm nhà chứa rơm khá vững chắc, với lợp tôn và nền tráng xi măng. Chỉ vào nhà chứa rơm cao khoảng 1,5m và rộng khoảng 6m2 gần chuồng bò của mình, chị Đinh Thị Dề (thôn 1, xã Sơn Kỳ) cho biết: “Ngoài tre tự chặt và công làm, gia đình đã bỏ gần 3 triệu đồng để mua tôn, xi măng xây dựng chuồng này”.

Ông Đinh Văn Trung - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Hà cho biết: “Ước khoảng 60-70% số hộ chăn nuôi trâu, bò trong huyện đã làm cây rơm, nhà kho chứa rơm. Ngoài ra, trạm cũng đã triển khai cho bà con trồng cỏ để làm thức ăn cho gia súc”. Từ mô hình thí điểm ban đầu vào năm 2010, với 2 hộ tham gia, nay toàn huyện đã có khoảng 3.500 hộ trồng cỏ làm thức ăn cho trâu bò. Nhờ vậy mà hiện số trâu bò bị chết trong mùa mưa lũ do thiếu thức ăn đã giảm trên 80%.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 127

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 117


Hôm nayHôm nay : 52734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 878936

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72561645