23:48 EDT Chủ nhật, 30/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây nhà lầu, sắm xe hơi nhờ nuôi bò

Thứ tư - 16/11/2016 08:23
Thời gian qua, nghề chăn nuôi bò, nhất là nuôi bò lai sinh sản và bò vỗ béo là nguồn thu nhập chính đối với hàng ngàn nông dân (ND) ở Quảng Ngãi. Bà con chăn nuôi bò không những thoát nghèo bền vững mà còn có của ăn của để. Không ít hộ sắm ôtô, xây biệt thự... nhờ chăn nuôi bò.

Xây biệt thự, sắm ôtô...

Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi, phong trào chăn nuôi, nhất là chăn bò lai, bò vỗ béo ở Quảng Ngãi trong những năm gần đây rất được quan tâm và phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương từ đồng bằng đến miền núi và vùng cao. Nhờ đó đàn trâu, bò tăng lên đáng kể và đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho bà con ND trên địa bàn tỉnh. Hiện tổng đàn trâu 66.921 con, đàn bò 280.565 con, trong đó bò lai chiếm trên 60%...

 xay nha lau, sam xe hoi nho nuoi bo hinh anh 1

Nhờ chăn nuôi bò mà nhiều ND trên địa bàn Quảng Ngãi đã có cuộc sống sung túc. Ảnh: Đ.X

Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Quảng Ngãi, đến nay tỉnh này đã cơ bản quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016-2025 hoàn thành. Trong đó, tiếp tục thực hiện dự án cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò thịt tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 - 2018. Đặc biệt, hiện nay tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho hộ chăn nuôi, đồng thời quan tâm đầu tư phát triển nghề chăn nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo, bò thịt theo hướng hàng hóa tập trung công nghệ cao...

 

 

Lão nông Lê Minh Nông (ở thôn 5, xã Nghĩa Dũng, TP.Quảng Ngãi) là điển hình và là gương ND với nhiều năm liền với mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản và bò vỗ béo cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Nông cho biết, nghề nuôi bò là nghề chính của gia đình tôi mấy chục năm nay.

Trước kia, tôi nuôi bò cỏ (giống bò của địa phương), thời gian nuôi dài hơn, nhưng lợi nhuận không cao nên tôi đã tìm mua con giống ngoại để lai tạo đàn bò của gia đình. Năm 2001, gia đình tôi mua một con bò đực giống Brahman với giá hơn 30 triệu đồng về nuôi và lai tạo dần đàn bò của mình.

Hiện tại đàn bò của ông Nông có mấy chục con đang nuôi, dù không tiết lộ lợi nhuận thu về từ chăn nuôi bò là bao nhiêu nhưng nhẩm tính gia sản hiện có của ông Nông cũng gần 5 tỷ đồng; 2 chiếc xe ôtô tải vận chuyển rau xanh và hàng nông sản phân phối trong TP.Quảng Ngãi, 2 máy kéo, 3 máy cày phục vụ sản xuất nông nghiệp và một ngôi biệt thự khá khang trang vừa xây xong vào cuối năm 2015.

Khác với ông Nông, ông Lương Văn Nam (ở thôn Hà Nhai, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh) lại là người có thâm niên nuôi bò vỗ béo đã gần 30 năm. Với diện tích đất trồng cỏ không nhiều (khoảng hơn 1.000m2 đất) nhưng trong chuồng lúc nào cũng có từ 10 - 12 con bò lai đang vỗ béo. Mỗi con bê khi mua về được vỗ béo đến khi xuất chuồng với khoảng thời gian từ 4 - 8 tháng (tùy thể trọng của từng con), sau khi trừ chi phí ông Nam thu lãi khoảng 8 - 10 triệu đồng/con.

Với kiểu nuôi luân phiên nên tháng nào ông Nam cũng có từ 1 - 2 con bò để bán, mang lại lợi nhuận từ 16 - 20 triệu đồng. Nhờ chăn nuôi bò mà ông Nam đã có của ăn của để, nuôi 3 con ăn học đến nơi đến chốn và có việc làm ổn định.

Nâng chất lượng đàn bò

Theo ông Nam, muốn bò mau lớn, cho lượng thịt nhiều thì khâu chăm sóc là quan trọng nhất. Phải biết giữ chuồng sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Điều cần nữa là kỹ thuật nuôi mà nhất là nguồn thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng. Mỗi con bò mỗi ngày chỉ cần ăn từ 8 - 12kg cỏ tươi kết hợp với thức ăn tinh (cám bắp, gạo và một ít cám viên) thì bò mới chóng lớn.

“Bò cũng như con người vậy, mỗi ngày cần tắm và rửa chuồng sạch sẽ, không để ruồi, nhặng vây quanh máng ăn và chuồng bò. Đặc biệt lượng nước thải từ bò sẽ được xử lý và làm phân tưới cỏ cho nên chỉ hơn 2 sào trồng cỏ trong vườn nhưng lúc nào lượng cỏ tươi cũng cung cấp đầy đủ cho hơn 10 con bò...” - ông Nam chia sẻ bí quyết.

Tượng tự, bà Đỗ Thị Nể ở thôn Hiễn (xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ) chia sẻ, nuôi bò sinh sản không khó, ít tốn công chăm sóc và ít rủi ro vì dịch bệnh hơn so với các vật nuôi khác như heo, gà... Chỉ cần chọn được bò cái giống tốt, chủ động được nguồn thức ăn, giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thực hiện tiêm phòng đầy đủ là đủ điều kiện để nuôi bò cái sinh sản… 

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1903722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64008610