23:38 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xử lý ao nuôi có dịch bệnh đốm trắng

Thứ năm - 14/08/2014 21:33
Do thời tiết bất thường, vùng nuôi ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan.

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh

Nguyên nhân

Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm bao gồm virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi, khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm; mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim..). Khi gặp thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.

 

Biểu hiện

Bệnh đốm trắng do virus gây ra (White Spot Syndrome Virus - WSSV): tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 - 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh.

Bệnh do vi khuẩn gây ra (Bacteria White Spot Syndrome - BWSS): khi mới nhiễm khuẩn tôm vẫn ăn mồi, lột xác và chưa thấy các đốm trắng trên tôm. Tuy nhiên, quá trình lột xác bị chậm lại, tôm chậm lớn. Khi bệnh nặng, tôm không chết hàng loạt mà sẽ chết rải rác, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Lúc này quan sát tôm mới thấy các đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ trên vỏ khắp cơ thể.

 

Cách phòng và điều trị

Đối với ao chưa bị bệnh

Người nuôi cần thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến dịch bệnh tại địa phương để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Khi vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh mà ao nuôi nhà mình chưa có biểu hiện dịch bệnh, các hộ nuôi nên xử lý bằng các biện pháp sau:

Không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người qua lại các ao tôm, trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, formol 5%).

Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.

Sử dụng vôi bột rải xung quanh bờ ao phòng bệnh đốm trắng - Ảnh: Trần Út

Hạn chế thay nước ao, kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời như tăng cường quạt khí, xiphông đáy ao, ổn định pH, độ kiềm. Đồng thời tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh, khoáng chất, thuốc bổ gan, vi lượng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Nếu nước ao có màu trà đậm, kiểm tra thấy lượng Vibrio trong nước tăng vượt ngưỡng thì nên khử trùng nước ao bằng Chlorine, BKC, Vicato… Sau đó, phải bón ngay chế phẩm vi sinh để phục hồi lượng vi khuẩn có lợi trong ao. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá, vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp.

 

Đối với ao bị bệnh

Đối với những ao nuôi phát hiện tôm có dấu hiệu bị bệnh cần báo ngay với cán bộ thú y để lấy mẫu xét nghiệm, nhằm xác định chính xác bệnh và có biện pháp xử lý. 

Ao nuôi bị bệnh có tôm chết ít, nên giảm 70 - 100% lượng thức ăn, xử lý nước ao bằng Vicato ( 5 - 10 ppm); sau đó, bón lại chế phẩm vi sinh để tiếp tục nuôi, đồng thời tăng cường quạt khí. Những ao nuôi tôm chết nhiều (80 - 100%), thì nên vớt hết tôm chết đem tiêu hủy, sử dụng Chlorine (30 ppm) phun xuống toàn bộ ao; giữ nguyên nước ao sau 7 - 10 ngày mới được tháo nước ra ngoài tránh bệnh dịch lây lan ra xung quanh. Lưu ý, mực nước ao tôm xử lý Chlorine nên thấp hơn các ao xung quanh để ngăn ngừa nước mang mầm bệnh rò rỉ sang các ao khác.

Sau khi tiêu hủy ao tôm bệnh cần tháo cạn nước, vét sạch bùn đáy và lật hết bạt lót đáy ao (nếu có) rải vôi phun thuốc khử trùng bạt, đáy ao, bờ ao. Phơi nắng đáy ao  5 - 7 ngày. Sau đó, có thể lấy nước vào ao và thả cá rô phi (3 - 4 con/m2) nuôi ít nhất 1,5 - 2 tháng rồi mới tháo nước cải tạo ao, lót bạt và nuôi tôm vụ mới.

>> Đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi ngay, mà nên cho ao nghỉ 1,5 - 2 tháng để dứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường nền đáy. Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi để cá tiêu diệt hết những loài ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.

Dương Tử/thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 52734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 882902

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72565611