12:25 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản: Không cần Hiệp định Thú y

Thứ hai - 27/07/2015 20:46
Trong thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa thông tin với nội dung: Việt Nam không XK được thịt gà sang thị trường Nhật Bản vì Cơ quan thú y Việt Nam chưa ký kết Hiệp định thú y với Nhật Bản.

Cục Thú y khẳng định việc xuất khẩu thịt gà, thịt lợn sang thị trường Nhật Bản chỉ cần tuân thủ các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và theo yêu cầu cụ thể của Nhật Bản; không cần phải ký kết Hiệp định về Thú y giữa 2 nước.

Cụ thể, vào năm 2008 đã có 2 DN của Việt Nam gồm Công ty TNHH Đức Việt tại Hưng Yên và Công ty XK Thực phẩm Cầu Tre tại TPHCM gửi hồ sơ đăng ký XK sản phẩm thịt lợn qua chế biến sang thị trường Nhật Bản.

Xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản: Không cần Hiệp định Thú y - 1

Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn (Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn) có 9 dây chuyền giết mổ hiện đại, công suất 60.000 - 70.000 con gia cầm/ngày đêm. Ảnh: Đóng gói sản phẩm thịt gà để cung cấp ra thị trường.

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Thú y… tổ chức hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cho các DN, trao đổi và thảo luận với cơ quan thú y của Nhật Bản về việc xem xét cho phép 2 công ty nêu trên được phép XK sản phẩm thịt lợn sang thị trường Nhật Bản.

Tuy nhiên sau nhiều năm tổ chức kiểm tra, hướng dẫn DN thực hiện các nội dung về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo yêu cầu của phía Nhật Bản, nhưng các DN đã không có đầy đủ hồ sơ, không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở SX theo những yêu cầu khắt khe của phía Nhật Bản; nếu bảo đảm các yêu cầu sẽ XK được sản phẩm thịt lợn sang thị trường này!

Mặt khác, trong năm vừa qua, nhiều DN Nhật Bản đã đăng ký XK thịt gia súc, gia cầm từ Nhật Bản sang Việt Nam và gửi hồ sơ cho cơ quan thú y Nhật Bản và phía Nhật Bản đã trao đổi, thảo luận, cung cấp các tài liệu đảm bảo theo yêu cầu của Tổ chức OIE và của Việt Nam, phía Việt Nam đã cho phép NK thịt gia súc, gia cầm từ Nhật Bản.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã XK nhiều sản phẩm động vật sang các nước (như mật ong xuất sang thị trường châu Âu, Hoa Kỳ…; thịt lợn đông lạnh xuất sang thị trường Hồng Kông, Malaysia…; trứng gia cầm xuất sang thị trường Hồng Kông, Singapore… và nhiều sản phẩm động vật khác cũng được XK sang các nước), nhưng các nước nêu trên cũng chưa ký kết Hiệp định về Thú y với Việt Nam.

Tuy nhiên, khi các DN có nhu cầu XK sản phẩm động vật thì cần gửi hồ sơ đăng ký XK của DN cho Cục Thú y để rà soát, hướng dẫn, bổ sung các nội dung theo yêu cầu của nước NK.

Sau đó hồ sơ được gửi cho các nước và các nước sẽ cử đoàn cán bộ của cơ quan thú y có thẩm quyền sang Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình SX sản phẩm động vật XK của từng DN xem có đạt yêu cầu hay không? Nếu đạt yêu cầu sẽ cho phép XK sản phẩm động vật sang các nước.

Đồng thời các nước có nhu cầu XK thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam cũng phải tuân thủ theo quy định của Tổ chức OIE và của Việt Nam, trong nhiều năm qua đã có nhiều sản phẩm thịt gia súc, gia cầm của các nước đã được nhập vào thị trường Việt Nam và cũng không cần có Hiệp định về Thú y giữa các nước với Việt Nam.

Gần đây nhất là vào tháng 10/2014, đã có 8 DNSX thịt lợn đông lạnh của Việt Nam gửi hồ sơ cho Cục Thú y để đăng ký XK thịt lợn sang thị trường Liên bang Nga; Cục Thú y đã tổng hợp và gửi hồ sơ cho Cơ quan Thú y Liên bang Nga và phía Nga đã cử cán bộ thú y sang Việt Nam kiểm tra thực tế tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ lợn để XK.

Hiện nay, có 2 DN đã hoàn thiện hồ sơ khắc phục lỗi vi phạm theo yêu cầu của đoàn thú y Liên bang Nga và Cục Thú y đã thông báo cho phía Nga để xem xét cho phép XK thịt lợn sang thị trường liên bang Nga (mặc dù giữa Việt Nam và Liên bang Nga chưa có Hiệp định về Thú y).

Từ năm 2008, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ (Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y…) phối hợp với Tập đoàn C.P Việt Nam tổ chức nhiều cuộc họp tại Bộ để trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến việc XK thịt gà của Tập đoàn này sang thị trường châu Âu.

Sau khi các đơn vị nghiên cứu, thảo luận, trao đổi về các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo quy định của châu Âu, và Tập đoàn C.P đang rà soát các yêu cầu để tổ chức thực hiện, nhằm có thể XK thịt gà đã chế biến sang thị trường châu Âu.

Do vậy, các DN có nhu cầu XK thịt gà sang thị trường Nhật Bản, đề nghị gửi hồ sơ đăng ký XK cho Cục Thú y để trao đổi, thảo luận với phía Nhật Bản về các nội dung cụ thể và đề nghị phía Nhật Bản cử đoàn kiểm tra sang Việt Nam để kiểm tra thực tế tại các cơ sở SX thịt gà XK (giống như trong thời gian qua, các nước đã cử các đoàn kiểm tra sang Việt Nam kiểm tra thực tế, xem xét cho phép XK các sản phẩm động vật từ Việt Nam sang các nước và nhiều nước đã chấp thuận cho phép NK sản phẩm động vật từ Việt Nam).

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, Cục Thú y chưa nhận được hồ sơ đăng ký XK thịt gà sang thị trường Nhật Bản của bất kỳ DN nào...

Định hướng XK thịt gia súc, gia cầm trong thời gian tới

Theo Cục Thú y, trong khoảng 2 năm trở lại đây, dịch bệnh gia súc, gia cầm đã được kiểm soát tốt hơn và chúng ta đang từng bước xây dựng lộ trình để đẩy mạnh XK sản phẩm chăn nuôi sang các nước.

Bộ NN-PTNT đang chỉ đạo sát sao, quyết liệt công tác tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh, nâng cao giá trị gia tăng. Đồng thời cũng đang tập trung chỉ đạo các ban, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện 2 Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của Tổ chức OIE để hướng tới XK nhiều hơn (gồm có: Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm, niu-cát-xơn đối với gà tại 5 tỉnh Đông Nam bộ và Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng, dịch tả lợn đối với lợn tại tỉnh Thái Bình, Nam Định).

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 50


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17245

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73064216