04:15 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

8 loại hình sản xuất nguy cơ gây ô nhiễm cao sẽ bị kiểm soát đặc biệt?

Thứ năm - 19/07/2018 23:06
Theo ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Ðề án “Kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao” sẽ đưa 8 loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao vào diện giám sát đặc biệt, giống như với Formosa.
Ông Thức cho biết, sau bài học từ Formosa, Bộ đã có kiến nghị với Thủ tướng về Ðề án Kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Đề án này sẽ phân loại những loại hình sản xuất nào có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Các doanh nghiệp có khả năng gây ô nhiễm được kiểm soát đặc biệt dựa trên tiêu chí: Loại hình sản xuất, quy mô, khả năng phát thải chất ô nhiễm ra môi trường. Từ đó, cơ quan chức năng có biện pháp kiểm soát giám sát để phòng ngừa giảm thiểu sự cố môi trường, không lặp lại sự cố Formosa.
 
Dự kiến 8 loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao sẽ được đề xuất giám sát đặc biệt gồm khai thác, làm giàu khoáng sản độc hại; luyện kim; sản xuất giấy, bột giấy; hóa chất; nhuộm; thuộc da; lọc hóa dầu và nhiệt điện than. Với nhóm này, ngay từ phê duyệt tác động môi trường đã yêu cầu doanh nghiệp đưa giải pháp phòng ngừa rất sâu. Với doanh nghiệp đã hoạt động, nếu làm chưa tốt, Tổng cục Môi trường sẽ thông qua các đoàn kiểm tra, giám sát yêu cầu doanh nghiệp đó phải đầu tư để cải thiện. 

Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Cũng theo ông Thức, việc giám sát các doanh nghiệp sẽ được phân cấp từ trung ương đến cấp tỉnh. Trường hợp phải giám sát đặc biệt sẽ do Trung ương giám sát. Ở cấp địa phương, trên cơ sở tiêu chí của Ðề án, tỉnh sẽ lựa chọn ra các dự án sắp, đang và đã hoạt động để đưa vào nhóm giám sát.
 
Trước đó, năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng “Đề án kiểm soát đặc biệt đối với cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao”, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và lấy ý kiến rộng rãi quần chúng nhân dân, nhà khoa học. Đến nay, theo ông Thức, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát đặc biệt đối với dự án, cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao ở giai đoạn cuối.
 
Ông Thức cho biết, quan điểm chung thì đề án này là biện pháp để phòng ngừa sự cố môi trường, phòng xa đối với nhóm chuẩn bị đầu tư mới và giám sát hoạt động của nhóm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, tránh xảy ra sự cố đáng tiếc như Formosa.

 


Trung Hiếu/Báo Tin tức
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 402

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 400


Hôm nayHôm nay : 35916

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 748938

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70976253