10:55 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ba Vì: Chú trọng xây dựng thương hiệu cho nông sản

Thứ hai - 20/01/2020 18:31
HNP - Trong những năm qua, cùng với việc xây dựng, công tác quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu đã được UBND huyện Ba Vì đã quan tâm, chỉ đạo các phòng, ngành chuyên môn và các địa phương đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát huy lợi thế các mặt hàng.
 

Ba Vì tổ chức các hội chợ quảng bá thương hiệu


Nhắc đến Ba Vì người ta thường nhắc tới những sản vật đặc trưng, được nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên tốt, như: Gà thả đồi, cá sông Ðà, rau rừng, rau sạch, chè và sữa Ba Vì...Để phát huy những lợi thế này, huyện đã tích cực phối hợp các sở, ngành, các huyện, thành phố đẩy mạnh triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào các khâu chăm sóc, thu hái, bảo quản, chế biến, xây dựng, bảo hộ, quản lý, phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông, lâm sản đặc sản của các địa phương. 
 
Đặc biệt là vấn đề phát triển giá trị của nhãn hiệu tập thể sau bảo hộ được quan tâm thực hiện, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhằm xác định rõ ý nghĩa của việc phát triển nhãn hiệu tập thể sau bảo hộ, những năm gần đây, huyện ban hành nhiều cơ chế, chính sách, hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhãn hiệu cho một số nông sản đặc sản có giá trị kinh tế cao, gắn bó với đời sống của người dân địa phương, tạo ra những sản phẩm mang tính đặc trưng của từng vùng, địa phương.
 
Đến thời điểm hiện nay, các thương hiệu đã phát huy được giá trị trên thị trường, được người tiêu dùng biết đến góp phần nâng cao giá trị sức lao động của người dân, đồng thời, góp phần ổn định kinh tế và tốc độ tăng trưởng của huyện. Như sản phẩm chè Ba Vì, trên cơ sở sản lượng chè sản xuất trên địa bàn huyện lớn, chất lượng sản phẩm đặc trưng với nhiều vùng tập trung, UBND huyện đã xây dựng nhãn hiệu chứng nhận chè Ba Vì nhằm bảo hộ sản phẩm mang địa danh riêng của huyện. Sản phẩm chè Ba Vì đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 
 
Huyện đã tiến hành sản xuất các giống chè mới với năng suất, sản lượng cao hơn, cây chè thích nghi tốt với khí hậu, địa chất của địa phương. Nhờ đó, diện tích trồng chè đã tăng đáng kể. Nếu như năm 2010, diện tích trồng chè trên địa bàn huyện là 1.500ha, thì đến năm 2019, diện tích này đã tăng lên 1.850 ha với sản lượng đạt 18.500 tấn búp tươi.
 
Hay như sản phẩm khoai lang Đồng Thái, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì được coi là sản phẩm tiến vua được nhiều khách hàng yêu thích, mang sự đặc trưng riêng của Ba Vì. Sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định số 66229/QĐ-SHTT ngày 27/11/2013. Đến nay, diện tích trồng khoai lang ổn định khoảng 280 đến 400ha, sản lượng đạt từ 3.000 đến 4.200 tấn/ha. Việc xây dựng được thương hiệu trên đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, giá trị sản phẩm sau khi xây dựng thương hiệu tăng từ 60-80%. Thu nhập trên 01ha khoai lang tăng từ 75-80 triệu năm 2012 lên 90-95 triệu đồng/ha vào năm 2019.
 
Ngoài ra, phải nhắc đến sản phẩm miến dong Minh Hồng, sau khi được xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể, giá miến dong Minh Hồng đã tăng từ 25.000-30.000 đồng/kg năm 2012 lên 45.000-50.000 đồng/kg năm 2018; diện tích trồng dong giềng tăng 20-30%.
 
Hiện nay, huyện Ba Vì đang hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện việc gắn tem truy xuất nguồn gốc. Đây được xem là một công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Chính vì vậy, thông qua việc dán tem truy xuất nguồn gốc, các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo quy trình đạt chuẩn, có chất lượng tốt sẽ dễ tiếp cận với khách hàng hơn, làm tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
 
Ông Hoàng Trúc Phong, Phó Trưởng phòng Phòng Kinh tế huyện Ba Vì cho biết, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phát triển một số mặt hàng nông sản đặc trưng và có giá trị cao. Huyện đã quy hoạch chi tiết vùng sản xuất, chế biến tập trung và huy động các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào cuộc với nông dân và doanh nghiệp trong tất cả các khâu từ sản xuất, lai tạo giống, thâm canh, bảo quản, chế biến đến hỗ trợ sản xuất, xây dựng thương hiệu. Từ đó, tạo đột phá về năng suất, chất lượng của các mặt hàng nông sản và nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân có các sáng kiến, giải pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ trong việc nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Theo Lê Tâm/Hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 182


Hôm nayHôm nay : 57480

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 173350

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60495307