12:36 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bắc Kạn: Rừng nghiến tan hoang vì cưa lốc

Thứ bảy - 09/03/2013 08:59
Các cánh rừng gỗ đinh, nghiến, trai ở những vùng núi đá vôi đã được chính quyền Bắc Kạn gia sức bảo vệ nghiêm ngặt, lực lượng Kiểm lâm tăng cường dựng trạm kiểm tra, thế nhưng, các cây gỗ quý này có nằm tận “vùng lõi” của vườn Quốc gia Ba Bể huyện Ba Bể; hay trong lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ huyện Na Rì thì vẫn bị lâm tặc hạ gục bất cứ lúc nào, một khi cưa lốc tiếp cận đến…


Những gốc nghiến đường kính khoảng 80 cm chỉ cần 2 đường cưa là đổ gục

 Cưa lốc, phương tiện chủ lực... phá rừng

Từ năm 2001, những chiếc cưa nhỏ gọn, cầm tay chạy bằng xăng xuất hiện, (dân thường gọi là cưa lốc - vì khi khởi động, tiếng cưa gầm rú đinh tai nhức óc). Loại cưa này mang nhãn hiệu của Trung Quốc sản xuất, được đưa đến bán tại các chợ phiên miền biên ải các tỉnh miền núi phía Bắc, nó đã là phương tiện được người nông dân miền núi ưa dùng vì thuận tiện trong cắt gỗ, xẻ củi.

Năm 2005, một loại cưa lốc mới xuất hiện, lưỡi cắt bằng xích, dây xích làm lưỡi cắt dài khoảng 80cm là loại cưa lốc cực khoẻ, tốc độ cao, tiếng nổ gầm như máy xay lúa, nặng khoảng 8kg, nó có thể cắt hạ các loại cây thân cứng như đinh, nghiến, sến trong thời gian nhanh nhất. Chiếc cưa chạy xích này được lâm tặc ví von với tên gọi “cưa lốc thạch xanh”.

Một lâm tặc giải nghệ ở xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể cho hay: “Cưa lốc thạch xanh là thích nhất vì nó rất gọn nhẹ, cây nghiến có đường kính gốc cỡ 1 mét, cũng chỉ mất khoảng 10 phút là hạ gục, sau 30 phút đã có khúc gỗ thịt vận chuyển đi. Kể cả Kiểm lâm biết cây rừng bị chặt sau vài tiếng, đến nơi thì gỗ thịt đã cơ bản bị tẩu tán.

Ông Nông Thế Diễn, Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Bể, người có hơn 20 năm gắn bó với nơi đây càng thấu hiểu nỗi khổ của lực lượng Kiểm lâm, nhất từ khi xuất hiện cưa lốc, ông chia sẻ: “Trước đây, chưa có cưa lốc thì việc lâm tặc chặt hạ được một cây nghiến có đường kính 1 m phải mất mấy ngày trời, xẻ được thanh gỗ nghiến mất thêm mấy ngày nữa cũng chẳng xong, nên lâm tặc có chặt được cây nghiến to, thì phải mất cả năm xẻ gỗ cũng không hết, họ phải ăn nằm lâu trên rừng nên việc truy bắt, bao vây lâm tặc của lực lượng kiểm lâm Vườn rất hiệu quả. Chính vì thế, gỗ nghiến ở các khu Bảo tồn cứ nhiều và san sát từ chân núi lên đến đỉnh".

Rồi ông ngán ngẩm: "Chỉ hơn chục năm có cưa lốc giúp lâm tặc lộng hành, kiểm lâm vườn Ba Bể đã gia sức chống đỡ vẫn không ổn, canh ngày chúng làm đêm, tăng cường tuần tra vây bắt thì lâm tặc hình thành những đường dây “canh gác” cả kiểm lâm! Chúng bố trí người lẻn lên rừng khai thác và thông báo cho nhau bằng di động, nên việc tổ chức vây bắt quả tang vô cùng khó khăn, mỗi khi phát hiện tiếng cưa lốc gầm rú đâu đó trong rừng, kiểm lâm đi đến nơi, thì nghiến đã bị chúng hạ gục, lâm tặc bỏ trốn, có trưng cầu khám nghiệm hiện trường các vụ phá rừng rất khó khăn trong xác định rõ đối tượng chặt hạ…”


Cưa lốc dễ dàng cắt, khoét từng chỗ của thân cây nghiến

Cách nào quản lý cưa lốc ?

Mấy năm trở lại đây, mỗi khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra các cây gỗ nghiến bị đốn hạ tại Bắc Kạn, họ phát hiện tất cả các vụ chặt hạ, lâm tặc đều dùng phương tiện cưa lốc. Loại công cụ này đã giúp cho những lâm tặc tàn phá gỗ quý hiếm trên rừng nhanh chóng, nó giúp hình thành “làng lâm tặc” chỉ vì mấy cưa lốc mà cùng xuất hiện ở cánh rừng nào đó, thì có thể xẻ phay gỗ cho cả làng đi khuân vác cũng không xuể.

Vì vậy, tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các huyện, xã phối hợp với Kiểm lâm thống kê những gia đình có cưa lốc. Qua kiểm tra sơ bộ tại 7 xã nơi vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Bể, các gia đình tự khai báo thì đã có tổng cộng 308 cái cưa lốc. Trong đó xã Quảng Khê nhiều nhất 74 cái, Cao Thượng 47, Đồng Phúc 45, Nam Mẫu có 50 cái, Cao Trĩ 16, Khang Ninh 52 cái, Hoàng Trĩ 24.

Còn tại các xã thuộc khu vực vùng đệm, vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ số lượng cưa lốc do người dân tự khai báo đã có tới 320 chiếc. Nhiều gia đình không có rừng vẫn có cưa lốc, họ cho rằng nó là công cụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, phục vụ nhu cầu mưu sinh, nên không thể cấm đoán được.

Tuy nhiên, qua khảo sát ở những xã có nhiều rừng trồng đã đến kỳ thu hoạch như; Thanh Bình, Nông Hạ, Cao Kỳ… huyện Chợ Mới thì số lượng cưa lốc chỉ có vài chiếc, chủ yếu cưa lốc loại nhỏ.


Cây nghiến có đường kính gốc hơn 2 mét này tại khu rừng xã Hảo Nghĩa huyện Na Rì cũng bị cưa lốc đốn hạ


Chỉ cần mấy cục thớt nghiến ra khỏi rừng là có giá trị bằng 1 chiếc cưa lốc.

Trước thực trạng nguy hại của phương tiện cưa lốc, ngày 19/10/2012, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định 1718/2012/QĐ-UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy chế về quản lý, sử dụng cưa xăng (cưa lốc) tại các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia trên địa bàn tỉnh. Khi Quy chế quản lý cưa xăng được ban hành, lực lượng kiểm lâm, UBND các xã có rừng tự nhiên đã phối hợp tốt trong việc tuyên truyền tới người dân hiểu và hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc theo dõi, quản lý và sử dụng các loại này.

Khi quy chế ban hành, Vườn quốc gia Ba Bể đã nhanh chóng phối hợp với chính quyền các xã phát giấy mời gọi các hộ gia đình có sử dụng cưa xăng thực hiện ký cam kết quản lý và sử dụng cưa xăng trên địa bàn theo Quy chế của tỉnh.

Ngay lập tức gần 200 hộ gia đình tại các xã vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Bể ký cam kết tham gia quản lý và sử dụng cưa xăng. Còn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, lực lượng Kiểm lâm cũng đã phối hợp với các xã, vận động các hộ dân khai báo đầy đủ số cưa lốc, đưa về các trạm, chốt kiểm lâm gần nhất để quản lý, theo dõi, đồng thời cấp giấy chứng nhận sử dụng cho các hộ gia đình có cưa lốc, bắt buộc các hộ có cưa lốc phải thực hiện cam kết không dùng cưa lốc làm phương tiện khai thác gỗ rừng trái phép.

Được biết, mua một chiếc cưa lốc loại tốt cũng chỉ khoảng 5 triệu đồng. Chính quyền chỉ tập trung quản lý theo giấy tờ thì hiệu quả sẽ khó như ý muốn, nếu như không có giải pháp đồng bộ trong nâng cao nhận thức pháp luật về Bảo vệ rừng trong nhân dân, đồng thời mạnh tay trong xử lý nghiêm minh các “trùm” gỗ lậu, thì lực lượng Kiểm lâm vẫn chỉ thống kê được cưa lốc của “người ngay”, còn những lâm tặc phá rừng chẳng dại gì đem cưa lốc về nhà vừa mất công, rồi lại phải khai báo với chính quyền. Trong khi giá trị của một chiếc cưa lốc cũng chỉ có giá bằng mấy cục thớt nghiến mà thôi.

 

Chỉ hơn 10 năm xuất hiện loại cưa lốc chạy xăng, nhiều cánh rừng nghiến nghìn năm tuổi tại Bắc Kạn đã bị đốn hạ như: Rừng nghiến các xã Xuân Dương, Hảo Nghĩa, Liêm Thuỷ huyện Na Rì đã cơ bản bị đốn sạch. Còn rừng nghiến tại các xã: Nam Cường, Xuân Lạc, Bản Thi huyện Chợ Đồn và rừng nghiến tại các xã Sỹ Bình, Nguyên Phúc, Vũ Muộn, Cao Sơn... huyện Bạch Thông đã bị chặt hạ tan tác. Hiện tại, những cây đinh, nghiến, trai chỉ còn tập trung nhiều tại những nơi núi đá rất hiểm trở của khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ huyện Na Rì và Vườn Quốc gia Ba Bể huyện Ba Bể. Còn hầu hết những nơi lâm tặc có thể leo đến thì tất cả các loại gỗ quí như đinh, nghiến, trai có đường kính gốc từ 50cm trở lên, đã cơ bản bị đốn hạ, xẻ thịt.
 

Theo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 76


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1284457

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72967166