12:21 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bài 3: Tinh gọn bộ máy để phục vụ dân tốt hơn

Thứ tư - 13/09/2017 18:13
Mặc dù là tỉnh miền núi phía Bắc nghèo và khó khăn nhất cả nước nhưng trong hơn 2 năm trở lại đây, Hà Giang là một trong số ít những địa phương thực hiện quy định về số lượng, chức danh, một số chế độ chính sách đối với những hoạt động không chuyên ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn và tổ dân phố.

 

  •  

Đời sống của người dân Hà Giang ngày càng được cải thiện. Trong ảnh: Cam Sành Hà Giang

Đời sống của người dân Hà Giang ngày càng được cải thiện. Trong ảnh: Cam Sành Hà Giang

Nói cách khác là Hà Giang đã và đang thực hiện nhất thể hóa chức danh, tinh giản biên chế tại cấp cơ sở theo tinh thần nghị quyết của Đảng về  “tinh giản tổ chức, bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động...” với những kết quả bước đầu đạt được rất rõ ràng và đáng để các địa phương khác xem xét tham khảo.
Cán bộ phải gần dân, đại diện cho dân
Là một trong những xã đầu tiên của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang được chọn làm điểm về việc thực hiện quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn và tổ dân phố, cho tới thời điểm này xã Trung Thành (huyện Vị Xuyên) đã hoàn thành việc tinh giản biên chế, nhất thể hóa chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp cơ sở.
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Lê Văn Đa, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Trung Thành, cho biết, trước đây toàn xã có tới 144 cán bộ không chuyên trách đảm nhiệm 12 chức danh (Bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác Mặt trận, Chữ thập đỏ, Phụ nữ, Người cao tuổi, Cựu chiến binh, Nông dân, Khuyến nông, Y tế thôn...) tại 12 thôn nên hoạt động không hiệu quả và chồng chéo, trong khi phụ cấp của những cán bộ đảm nhiệm từng chức danh rất thấp. Tuy nhiên, sau khi thực hiện việc tinh giản biên chế, nhất thể hóa chức danh, đến nay, từ 144 cán bộ không chuyên trách ở 12 thôn giảm xuống còn 84 người. Trong số này, hầu hết mỗi cán bộ không chuyên trách đảm nhận kiêm nhiệm thêm từ 2-3 chức danh như: Trưởng thôn kiêm Hội người cao tuổi, cựu chiến binh; Chi hội trưởng phụ nữ kiêm dân số, y tế thôn bản; Bí thư chi đoàn kiêm công an viên...
Qua việc tinh giản bộ máy tại cấp cơ sở đã giúp cho việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương được đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn, cũng như góp phần thức đẩy phát triển đời sống, kinh tế xã hội của địa phương. Hơn nữa, do giảm các đầu mối ở cơ sở hoạt động theo hướng tinh gọn, tự quản, công khai, dân chủ nên đã bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các tổ chức chính trị - xã hội trong điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của thôn xóm, đồng thời người dân cũng giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên và cán bộ, góp phần kiểm soát được các hành vi tiêu cực.
Ghi nhận tại một cuộc họp của thôn Minh Thành, xã Trung Thành dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Mạnh Huỳnh (58 tuổi, Trưởng thôn) về tình hình kinh tế xã hội của thôn và chuẩn bị cho mùa thu hoạch nhãn và cam của địa phương đã diễn ra khá nhanh chóng nhưng rất hiệu quả với sự thống nhất cao của người dân. Bởi lẽ, ông Huỳnh ngoài vị trí Trưởng thôn còn kiêm nhiệm thêm chức danh khuyến nông, thú y và chủ nhiệm HTX sản xuất nông nghiệp nên mỗi khi trong thôn có cuộc họp, một mình vị trưởng thôn có thể truyền đạt tốt những thông tin, đường lối, chủ trương chính sách của địa phương trong các lĩnh vực mình phụ trách tới người dân, giảm bớt được sự rườm rà, phức tạp khi mỗi người phụ trách một lĩnh vực.
Chia sẻ với chúng tôi, Trưởng thôn Nguyễn Mạnh Huỳnh nói: Từ khi kiêm nhiệm thêm một số chức danh ở địa phương, phụ cấp có tăng thêm chút ít nhưng công việc rất bận rộn, đòi hỏi trách nhiệm cao hơn vì người dân địa phương đã tin tưởng vào mình. “Làm cán bộ thôn phải rất năng động, nhiệt tình phục vụ, giúp đỡ được cho người dân nếu không thì đừng làm, đừng để phụ lòng sự tin tưởng của bà con...”- ông Huỳnh tâm sự.
Trong khi đó, anh Trần Văn Hà (52 tuổi), một người dân ở thôn Minh Thành chia sẻ: Trước khi xã tiến hành gộp một số chức danh của cán bộ trong thôn, người dân trong thôn được họp bàn trao đổi công khai, dân chủ để chọn ra được người đại diện. Bà con thấy các cán bộ kiêm nhiệm rất vất vả nhưng họ không quản ngại, nhiệt tình chia sẻ, giúp đỡ và động viên chúng tôi nên đời sống, kinh tế của nhiều hộ trong thôn khấm khá, ổn định hơn. 
Tất cả vì hiệu quả công việc
Sau khi thực hiện thí điểm quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp cơ sở tại 9 xã, thị trấn và 122 thôn, tổ dân phố thuộc 3 huyện Vị Xuyên, Xín Mần và Mèo Vạc trong năm 2015, tới cuối năm 2016, tỉnh Hà Giang đã có Nghị quyết số 60/2016/NQ-HĐND thực hiện triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Bùi Văn Tuân, Giám đốc Sở Nội vụ, kiêm Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang cho biết, tính tới cuối tháng 7-2017, sau hơn nửa năm thực hiện Nghị quyết số 60/2016/NQ-HĐND đã mang lại kết quả rất tích cực. Đối với cấp thôn, tổ dân phố vào điểm cuối năm 2016 (trước khi thực hiện nghị quyết), Hà Giang có tới 22.175 người hoạt động không chuyên trách thì sau khi triển khai thực hiện nghị quyết đến nay đã sắp xếp, tinh giản còn 13.562 người (giảm hơn 8.610 người). Hiện nay, mỗi thôn/tổ dân phố trung bình chỉ còn 6,5 người đảm nhiệm 12 chức danh so với trước đây là 12 người/12 chức danh.
Đáng chú ý, không chỉ thực hiện ở cấp thôn, xóm, tổ dân phố mà tại các xã, phường, thị trấn ở Hà Giang cũng đang quyết liệt triển khai bố trí, sắp xếp kiện toàn số người cán bộ hoạt động không chuyên trách, giúp giảm bình quân từ 6-7 người/đơn vị. Tại cấp xã, phường và thị trấn của Hà Giang từ chỗ có hơn 2.715 người hoạt động không chuyên trách tới nay đã giảm xuống còn 1.676 người chỉ trong vòng hơn nửa năm qua, trung bình còn 8,6 người/đơn vị.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cho biết, nhờ quyết liệt tinh giản, sáp nhập các chức danh tương tự ở cấp cơ sở, năm 2016, tỉnh Hà Giang đã tiết kiệm cho ngân sách hơn 24 tỷ đồng.
Ông Triệu Tài Vinh cũng cho biết, bên cạnh xây dựng đề án nhất thể hóa một số chức danh có nhiệm vụ tương đồng, Hà Giang cũng đã có đề án sáp nhập các cơ quan có nhiệm vụ gần giống nhau ở cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, Hà Giang cần sự chỉ đạo cụ thể, ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương để khi thực hiện, cấp dưới thực hiện thấy đúng, đủ chứ không phải là sự “vận dụng” của lãnh đạo tỉnh!
Chủ trương phải tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy nhưng khi bắt tay vào thực hiện không hề đơn giản vì đây là một công việc rất phức tạp và nhạy cảm liên quan trực tiếp tới công việc, vị trí mỗi cán bộ, đảng viên.
Ông Phan Anh Hùng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang cho biết: Khi triển khai thực hiện nhất thể hóa chức danh, tinh giản biên chế ở cấp cơ sở, chúng tôi không áp đặt một cách cứng nhắc, cơ học cho cơ sở là phải giảm bao nhiêu người, hay một cán bộ phải kiêm nhiệm thêm những chức danh nào trong thôn/xóm, xã/phường mà mỗi nơi có cách linh hoạt, mềm dẻo dựa vào thực tế để phù hợp tình hình địa phương và thực hiện hợp lý theo năng lực, sở trường từng cán bộ, nhằm bảo đảm đúng người đúng việc. Ví dụ như khi tiến hành nhất thể hóa, tinh giảm đầu mối, không thể ghép một cách cơ học một người giữ chức danh chính và kiêm nhiệm thêm 1-2 chức danh khác mà họ không hề có hiểu biết về lĩnh vực kiêm nhiệm, như: Bí thư Đoàn thanh niên phải là người đủ tuổi đoàn nhưng không thể kiêm nhiệm cựu chiến binh, hay người cao tuổi mà chỉ có thể kiêm nhiệm chức danh công an viên hay khuyến nông. Quan trọng hơn, khi có chủ trương, cấp ủy và chính quyền đã thông báo công khai tới từng chi bộ, thôn xóm, tổ dân phố để người dân biết, bàn bạc, góp ý và sau đó người dân tự thỏa thuận, thống nhất với nhau để bầu chọn dân chủ những người giữ chức danh và kiêm nhiệm ở địa phương nhằm tránh tình trạng lợi ích cục bộ, tranh giành, dẫn tới mâu thuẫn, mất đoàn kết ở địa phương. 
Đánh giá về việc thực hiện nhất thể hóa chức danh, tinh giản biên chế ở cấp cơ sở, ông Bùi Văn Tuân khẳng định, hiện nay về cơ bản, các chức danh hoạt động tại cơ sở được bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Số lượng người đảm nhiệm các chức danh giảm mạnh, tinh gọn bộ máy, qua đó lồng ghép các nội dung công việc thuận lợi hơn, nâng cao được hiệu quả và trách nhiệm trong hoạt động của đội ngũ này. Hơn nữa, ngoài chức danh phụ trách chính, người hoạt động không chuyên trách cấp kiêm nhiệm thêm chức danh cũng có thêm phụ cấp dù không cao nhưng đã khuyến khích đội ngũ này nhiệt tình công tác, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ của địa phương, góp phần xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh.
Theo sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 102


Hôm nayHôm nay : 46478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1306705

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71534020