20:03 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bảo hiểm nông nghiệp - Chỗ dựa của nhà nông

Thứ sáu - 15/02/2013 23:50
Bảo hiểm nông nghiệp là một chương trình hữu ích cho sản xuất nông nghiệp và được người dân tích cực đón nhận. Dưới đây là ghi nhận tại Nghệ An – địa phương thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối với cây trồng và vật nuôi theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
 

Bảo hiểm nông nghiệp - Chỗ dựa của nhà nông

Một ngày giáp tết nguyên đán Quý Tỵ 2013, chúng tôi về Long Thành - xã vùng sâu trũng nhất của huyện Yên Thành đã chịu thiệt hại nặng nề sau đợt mưa lũ hồi tháng 9/2012. Hiện đang là thời điểm bà con gieo cấy lúa xuân, tranh thủ nắng ấm, trên các cánh đồng, các chị, các mẹ thoăn thoắt nhổ mạ, đẩy nhanh tiến độ gieo cấy để chuẩn bị đón tết.

 

Hỏi về thiệt hại đợt mưa lũ vừa qua, chị Nguyễn Thị Thanh - xóm Giáp Bổn cho biết: Xóm Giáp Bổn nằm ở trung tâm xã với khoảng 120 hộ thì tất cả đều bị nước vào nhà, có gia đình  ngập đến gần 1 mét, nước lũ cũng đã cuốn đi một số tài sản của nhiều gia đình. Gia đình tôi làm hơn 2 sào lúa, lũ về đúng lúc lúa lên xanh chín, chưa kịp thu hoạch nên mất trắng. Rất may là trước đó gia đình có tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa nên được hỗ trợ. Số tiền đó chúng tôi dùng để mua giống, phân bón… triển khai vụ xuân này.”

Chị chia sẻ: “Nhận được tiền bảo hiểm chúng tôi ngoài đầu tư cho vụ sau cũng kịp mua cất trữ một số thóc, nếp; chiều 28 tết gia đình quây quần gói bánh chưng xanh cúng tổ tiên, chuẩn bị đón Tết”.

Được biết, vụ hè thu 2012, hầu hết các xã trong huyện Yên Thành bị ngập lụt, trong đó có 12 xã bị thiệt hại nặng với gần 1.500 ha mất trắng trên 70%, hơn 2.500 ha mất từ 30-70%. 

Nhờ tham gia bảo hiểm nông nghiệp nên thiệt hại đó được bảo hiểm gánh đỡ một phần rủi ro. 12 xã bị thiệt hại thì nhiều nhất là Long Thành được hỗ trợ trên 2 tỷ đồng, Công Thành gần 400 triệu đồng, Vĩnh Thành trên 300 triệu đồng…

Số tiền bồi thường đã được Bảo Việt phối hợp với Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, các xã chi trả kịp thời đến tận tay cho mỗi hộ dân, được các hộ dân phấn khởi đón nhận và đã bù đắp được thiệt hại góp phần hỗ trợ nông dân an tâm sản xuất.

 

Số hộ tham gia bảo hiểm nông nghiệp ngày càng tăng cao

 

Ưu việt hơn bởi chính sách trợ giúp phí bảo hiểm

Ông Phan Bá Trung - Giám đốc Bảo Việt Nghệ An – đơn vị chịu trách nhiệm cùng với các cấp chính quyền tổ chức triển khai, ký hợp đồng bồi thường thiệt hại trong chương trình này cho biết: Bảo hiểm nông nghiệp thuộc Quyết định 315 có ưu việt so với các sản phẩm bảo hiểm khác chính là chính sách trợ giúp phí bảo hiểm. Tham gia chương trình, người nông dân chỉ phải đóng rất ít, thậm chí hộ nghèo thì được miễn phí hoàn toàn. Cây trồng được bảo hiểm theo vụ, vật nuôi bảo hiểm theo chu kỳ nuôi.

Ông Trung cho biết, đến 31/12/2012, chương trình đã có tổng cộng hơn 64 nghìn hộ tham gia; tổng số tiền bảo hiểm gần 803 tỷ đồng, phí bảo hiểm hơn 32 tỷ đồng (trong đó, hộ dân đóng góp hơn 560 triệu đồng, ngân sách hỗ trợ hơn 31,9 tỷ đồng).

Tiếp tục phát huy “chỗ dựa của nhà nông”

Đến nay, tỉnh Nghệ An đã triển khai xong bảo hiểm lúa vụ đông xuân 2013 với gần 23 nghìn hộ tham gia, giá trị bảo hiểm trên 171 tỷ đồng, phí bảo hiểm 7,753 tỷ đồng, trong đó hộ dân đóng 476 triệu đồng.

Ngoài ra, có 1.269 hộ tham gia bảo hiểm vật nuôi trong tháng 1/2013 tại 2 huyện Đô Lương và Thanh Chương, với tổng giá trị bảo hiểm 22,593 tỷ đồng, phí bảo hiểm 1,115 tỷ đồng, hộ dân đóng góp 27,5 tỷ đồng.

Điều đáng nói, nhờ chính sách giảm nghèo của đảng và nhà nước, tổng số hộ nghèo trên địa bàn giảm nhưng số cận nghèo và hộ thường tham gia bảo hiểm nông nghiệp tăng mạnh so với vụ đông xuân trước. Điều này cho thấy bước chuyển trong nhận thức của người dân về bảo hiểm nông nghiệp, việc giải quyết kịp thời của doanh nghiệp bảo hiểm và hiệu quả của chương trình đã có tác động mạnh đến người dân, họ mạnh dạn tham gia bảo hiểm nông nghiệp vì thấy được ý nghĩa đích thực của chương trình.

Bảo hiểm nông nghiệp là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, rất hợp lòng dân, được các cấp ủy chính quyền và đặc biệt bà con nông dân quan tâm và đón nhận một cách tích cực.

 

Đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, qua hơn một năm triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay việc thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai ở 20 tỉnh, thành phố. Tính đến hết tháng 10/2012, đã có 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm (trong đó 85% hộ nghèo), tổng giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thủy sản là 1.845 tỷ đồng, phí bảo hiểm là 130.518 triệu đồng.

Về bảo hiểm cây lúa, các doanh nghiệp bảo hiểm đã triển khai tại các tỉnh có thế mạnh về trồng lúa như Bình Thuận, Đồng Tháp, Nghệ An, Thái Bình, Hà Tĩnh, Nam Định, An Giang… Tổng diện tích trồng lúa đã tham gia bảo hiểm là 36.997 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 149.502 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm hơn 823.255 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 35,9 tỷ đồng.

Về bảo hiểm vật nuôi, hiện đã triển khai tại các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định, Hà Nội với tổng số vật nuôi tham gia bảo hiểm là: 3.700 con trâu, bò; 179.800 con lợn và 821.000 con gia cầm; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 7.362 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm 186.378 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 12.259 triệu đồng; đã phát sinh bồi thường 23 triệu đồng.

 

 

 

 Thu Huyền

Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 194027

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60515984