05:48 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bắt đất cằn cho quýt ngọt dưới chân đèo Lũng Lô

Thứ sáu - 29/12/2017 18:55
Sau bao năm làm bạn với cây, với đất, anh Nguyễn Văn Sử (SN 1984) ở thôn Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, đã trở thành tỷ phú trẻ. Tinh thần dám dấn thân và nghĩ khác, làm khác của Sử đã mở ra cơ hội lớn đánh thức vùng đất cằn sỏi đá.

Giữa những cơn gió rét tê người, sương giăng khắp nơi, mưa bụi sụt sùi, bà con nông dân đất Mường Cơi vẫn rộn ràng đi thu hoạch trái cây. Từng vườn cam, vườn quýt chín vàng trải dài tít tắp, hết cả một vùng rộng lớn. Trong số các vườn quýt sai trĩu quả, vườn của Sử được coi là lớn nhất đất Mường Cơi. Cơ ngơi của Sử nằm tít trên núi cao, đường lên là con dốc mà chỉ có ngựa thồ mới đi được. Vậy mà Sử ngày nào cũng ngược, xuôi lên vườn quýt nhiều lần.

Đếm tiền mỏi tay

 bat dat can cho quyt ngot duoi chan deo lung lo hinh anh 1

  Nguyễn Văn Sử thu hoạch quýt.  Ảnh: X.T

Đến năm thứ tư, cây quýt bắt đầu ra hoa, kết quả. Mùa quýt chín, Sử đưa đôi tay chai sần run run hái quả. “Cảm giác thật ngọt ngào và có lẽ đó là quả quýt ngon nhất mà đời tôi được nếm thử. Bao mồ hôi, công sức của vợ chồng tôi đã được đền đáp” - Sử nhớ lại.

Tôi gặp Sử trên vườn quýt cao chót vót, giữa bốn bề mây núi. Chàng thanh niên đất Mường Cơi trong bộ quần áo lính nom càng cứng cáp và già dặn hơn. Sử đang cùng vợ hái quýt. Cây nào cây nấy sai trĩu quả, từng chùm vàng ươm. Hương quýt thơm lừng lấn át cái mùi ngai ngái quen thuộc của rừng chiều. Vợ chồng Sử tíu tít chuyện trò, hai đôi tay thoăn thoắt cắt quýt. Trên khuôn mặt của đôi vợ chồng trẻ ngời lên niềm hạnh phúc vì thêm một năm quýt được mùa, được giá.

Chưa kịp giới thiệu về nhau, Sử đã mời khách nếm thử thứ quýt đường thơm, ngon nổi tiếng đất Phù Yên. Vỏ quýt vừa bóc khỏi tay, hương thơm lừng đã sộc thẳng lên mũi khiến bao mệt mỏi của chặng đường dài vừa trải ở tôi tan biến. Múi quýt trong, đầy đặn và đều tăm tắp, vừa nhìn đã thấy “ưng cái bụng” rồi. Vị ngọt của quýt còn đọng trên đầu lưỡi mà múi quýt đã tan tép tự bao giờ. Dường như bao tinh túy của đất trời Mường Cơi được nén lại trong quả quýt này vậy.

Theo hướng chỉ tay của Sử, vườn quýt của anh kéo dài lên tới đỉnh núi. Cây nào, cây nấy sai trĩu quả. Đang là mùa quýt chín nên Sử ở trên vườn cả ngày. Từ đầu vụ tới giờ anh đã thu được cả chục tấn quýt. Do vườn ở tít trên núi cao, nên vợ chồng Sử hái quýt rồi đóng gùi cho ngựa thồ về.

Chú ngựa bạch là trợ thủ đắc lực giúp vợ chồng Sử gây dựng vườn quýt. Gùi quýt nặng cả tạ mà con ngựa này vẫn đi băng băng. Nhìn chú ngựa trìu mến, Sử bảo: “Không có nó, chắc tôi không làm được vườn quýt này. Mỗi năm nó chở cả trăm tấn sản phẩm các loại lên đây đấy”.

Sử có thân hình săn chắc như cây lim, cây nghiến ở trên rừng vậy. Anh làm mọi việc băng băng, cứ như mấy thùng quýt chín nặng nửa tạ đó không ảnh hưởng gì tới sức lực của chàng trai trẻ này. Sử leo dốc băng băng không kém gì chú ngựa thồ kia.

Vườn quýt trải dài ngút tầm mắt này đã mang lại cho vợ chồng Sử khoảng 35 tấn quả. Với giá bán trên 20.000 đồng/kg như hiện nay, tôi nhẩm tính vụ này Sử thu nửa tỷ trong tầm tay. Khi hỏi Sử về thu nhập, Sử nở nụ cười đầy mãn nguyện. Anh không tính thu nhập theo tiền, theo số lượng mà quy ra trâu ra bò. Tổng thu từ bán quýt cũng trị giá bằng vài chục con bò đấy. Vợ chồng anh chỉ nghĩ đến làm, chứ tiền thu được cuối vụ mới kiểm đếm. Vườn quýt này đã bước sang năm thứ 7, nên năng suất rất cao. Sử chỉ biết rằng, tổng kết hết năm, vợ chồng đếm nửa ngày mới hết tiền. Chưa bao giờ Sử lại nghĩ rằng có ngày vợ chồng anh có tiền tỷ trong tay.

Dám nghĩ, dám làm 

 bat dat can cho quyt ngot duoi chan deo lung lo hinh anh 2

  Cây quýt nào trong vườn của A Sử cũng sai trĩu quả và ngọt ngon.  Ảnh: X.T

"Người ta bảo, ăn quýt Mường Cơi xong, không muốn ăn các loại hoa quả khác. Chẳng thế mà khách Thủ đô cất công tìm về tận vườn nhà tôi mua cho được”.

Anh Nguyễn Văn Sử

Để đưa được cây quýt đường lên đồi cao, Sử bán trâu, bán bò mua 1.200 cây quýt về trồng. Sử đội mưa, đội gió lên đồi cạy từng viên đá, vét từng nắm đất để trồng cây vào đó. Nắng mưa dãi dầu cứ dần trôi qua, dường như hiểu được tấm lòng của người nông dân mà cây nào, cấy nấy đâm chồi, nảy lộc tươi tốt. Vùng đất này trước đây trồng ngô cũng kém. Cả một vùng đất chỉ có đá hộc lổn nhổn. Đất đai bạc màu, cằn cỗi, vậy mà những gốc quýt nào cũng to, cũng khỏe, xuyên thủng cả đá mà lên. Vợ chồng Sử đã mất gần chục năm trời gian nan “tiếp sức” cho vườn quýt này phủ xanh vùng đất trống đồi trọc. Cây thiếu đất, Sử kỳ công vun từng nắm đất lại tạo thành hố, thành bồn rồi cất công gùi từng tải phân chuồng lên bón cho cây.

Bao mồ hôi, công sức của Sử đã thấm tới từng gốc cây. Sử kể, ngày đầu vợ chồng Sử đưa cây quýt lên đây trồng, bà con nhìn vợ chồng anh với ánh mắt xót xa. Họ cho rằng, vợ chồng Sử húc đầu vào đá. Riêng Sử lại có niềm tin bất diệt.

Trồng với số lượng lớn như vậy mà vườn quýt của Sử không bị chết cây nào. Mẹ và vợ của Sử thì lo lắm: Ngộ nhỡ vài năm nữa, cây không ra hoa, đậu quả, bà con lại tha hồ mà cười chê là Sử đang làm cái việc ngược đời, chẳng ai dám nghĩ tới. Người nhà Sử lo cũng có lý do vì anh là con cả trong gia đình có 4 anh em, bố thì nghiện “nàng tiên nâu”, nên học đến lớp 9 Sử phải nghỉ học. Ngay từ nhỏ Sử đã thích trồng cây ăn quả, năm 14-15 tuổi Sử đã lặn lội vượt đèo Lũng Lô sang tận tỉnh Yên Bái để học làm vườn. Hễ chỗ nào có mô hình cây ăn quả hiệu quả là Sử tìm đến. Đến năm 2001, Sử đã giúp bố đẻ đoạn tuyệt với ma túy, nên anh mới có thời gian dành cho cây ăn quả.

Gia đình Sử đã vay được 5 triệu đồng gọi là hỗ trợ vốn cho con trai khởi nghiệp. Sử đã dành ra một nửa mua 500 cây cam Sen, số còn lại dùng  mua vật tư chăm bón vườn cam.

Sau 4 năm cần mẫn khai hoang 1,5ha đất để trồng cam, đến năm 2005, vườn cam của Sử đã cho thu hoạch. Khi đó, nhìn vườn cam trĩu quả của Sử, ai cũng phải thán phục nghị lực của người thanh niên mới 19 tuổi. Và nghị lực ấy được mọi người nhắc tới nhiều hơn khi vụ cam đó Sử đã thu lãi trên 100 triệu đồng.

Đến năm thứ tư, cây quýt bắt đầu ra hoa, kết quả. Vui hơn cả là toàn bộ sản phẩm từ vườn quýt của gia đình không phải mang ra chợ bán, tư thương đến tận nhà thu mua và Sử không có đủ để bán.

Từ mô hình trồng quýt, trồng cam của Sử, nhiều bà con trong xã Mường Cơi cũng đã bắt đầu cải tạo vườn tạp làm theo Sử. Nghị lực của chàng trai nơi miền sơn cước đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo nơi đây.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 330

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 327


Hôm nayHôm nay : 60571

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1032739

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71260054