13:09 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ cách truyền thống, học nuôi tôm hữu cơ, 5ha thu đều 15 tấn/năm

Thứ ba - 05/09/2017 19:40
Những mô hình nuôi tôm sạch bệnh, nuôi tôm hữu cơ, sinh thái đang phát triển khá tốt tại các huyện Nhà Bè, Cần Giờ... mang lại doanh thu hàng tỷ đồng cho nông dân ngoại ô TP.HCM mỗi năm. Đây cũng là mô hình nuôi trồng thủy sản được các địa phương này hướng đến, với mục tiêu phát triển bền vững.
   
Nuôi tôm hữu cơ, thu bạc tỷ

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi tôm hữu cơ của ông Nguyễn Mạnh Hùng (ở ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ). Mô hình được đầu tư từ năm 2015, với quy mô hiện nay đạt 5ha.

 bo cach truyen thong, hoc nuoi tom huu co, 5ha thu deu 15 tan/nam hinh anh 1

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của ông Hùng mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. T.T.H

Theo nhận định của ngành nông nghiệp, nuôi tôm công nghệ cao quan trọng nhất là nguồn nước trước khi đổ vào ao tôm phải là nước biển sạch, có thả một số loại cá để giữ sinh thái ổn định. Con tôm sú giống được nuôi bằng bã đậu nành ủ với men chua trong vòng 45 ngày, sẽ nhanh lớn và tăng trưởng an toàn. 

Trong căn chòi canh cạnh vuông tôm, ông Hùng vừa thư thả rót trà vừa xem lại sổ ghi chép ngày thả giống, theo dõi tình trạng sức khỏe con tôm… Ông Hùng kể, năm 2015, sau vài lần “vấp ngã” vì tôm dịch bệnh, nguồn nước ngày càng ô nhiễm..., ông chuyển từ nuôi tôm truyền thống sang tôm hữu cơ. Ban đầu, ông  cũng không dám chắc về hiệu quả của mô hình. Thế nhưng, kết quả bất ngờ khi sản lượng tôm của mô hình đạt bình quân 15 tấn/năm, việc nuôi tôm cũng an nhàn, thoải mái hơn. Phấn khởi hơn là nuôi tôm hữu cơ, ông không phải lo chuyện đầu ra.

“Cứ tới lứa là các công ty như CP, Co.opmart với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đặt hàng mua ngay. Hiện tại, doanh thu của gia đình khoảng 2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận còn lại trên 500 triệu đồng/năm” - ông Hùng chia sẻ.

Chị Trần Thị Bàng (xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ) có 4ha nuôi tôm thẻ chân trắng đã hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, càng về sau người nuôi tôm càng gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố, nhất là tình hình dịch bệnh ngày càng bùng phát dữ dội. Sau nhiều lần đi tham quan, học hỏi các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, cuối năm 2015, gia đình chị Bàng quyết định cải tạo lại khu nuôi, xây dựng 3 ao lắng, 1 ao sẵn sàng, 1 ao chứa chất thải và 4 ao nuôi (diện tích mỗi ao 1.500m2), 2 ao ương  (500m2/ao), chi phí hết 2 tỷ đồng.

Nhờ quy trình nuôi an toàn sinh học, chọn lọc con giống tốt nên con tôm khi thu hoạch đạt được cỡ lớn từ 25 - 30 con/kg. Theo chị Bàng, trước đây nông dân nuôi tôm công nghiệp, môi trường thường bị ô nhiễm nên phải sử dụng kháng sinh, không quản  lý được thức ăn, rủi ro cao. Trong khi đó, nuôi công nghệ cao do có xây dựng hố ga nên những con nào yếu sẽ rớt vào hố ga và được đưa ra ngoài, chỉ để lại những con giống khỏe mạnh...

Mô hình nông nghiệp được “ưu tiên”

Mô hình nuôi tôm hữu cơ đang được ngành nông nghiệp các huyện định hướng sẽ mở rộng cho thêm nhiều hộ nuôi nữa. Đây cũng là sản phẩm nông nghiệp chính của địa phương nên cũng được nhiều “ưu tiên”.

Ông Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch UBND xã An Thới Đông (huyện Cần Giờ) cho biết, đầu năm 2016, xã có hai hộ thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất từ nuôi tôm công nghiệp sang nuôi tôm công nghiệp trải bạt lưới và nuôi tôm bằng thức ăn hữu cơ với tổng diện tích 12ha. Mức đầu tư chuyển đổi theo các mô hình này khoảng 500 triệu đồng/ha.

Tính đến nay, sản lượng thu hoạch sau chuyển đổi mùa thuận đạt 40 tấn/ha, mùa nghịch đạt 10 tấn/ha. Thu nhập bình quân mỗi năm khoảng gần 1 tỷ đồng/ha, cao hơn nhiều so với cách nuôi tôm trước đây. Các mô hình này đang được kỳ vọng mang lại thu nhập khá cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã.

Còn theo ông Lê Minh Dũng – Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, hiện có 5 hộ áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ hữu cơ trên diện tích hơn 9,5ha tại các xã Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả, chi phí thấp, tôm nuôi đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ít ô nhiễm môi trường. So với mô hình nuôi công nghiệp thông thường, nuôi tôm hữu cơ có giá thành thấp hơn 20%, không sử dụng hóa chất, kháng sinh, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tỷ lệ thành công cao qua nhiều vụ nuôi, mang lại lợi nhuận trung bình 43,51 triệu đồng/ha. Nhờ đó, giúp các hộ dân nâng cao thu nhập, nâng chất lượng đời sống của gia đình. Việc nhân rộng mô hình nuôi tôm hữu cơ là phù hợp với định hướng sản xuất nông nghiệp đô thị. 

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 333

Máy chủ tìm kiếm : 29

Khách viếng thăm : 304


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1062611

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71289926