11:38 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bưởi Diễn thành cây trồng chủ lực ở Thanh Chương

Thứ ba - 15/08/2017 18:39
(Baonghean) - Trong điều kiện sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún và thu hút đầu tư công nghiệp ở địa phương vẫn “dẫm chân tại chỗ”. Trước thực tế đó, cùng với đẩy mạnh chăn nuôi hàng hóa, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đẩy mạnh phát triển các cây chủ lực triển vọng giá trị cao. Trong đó, bưởi Diễn được đưa vào danh mục với những chính sách khuyến khích phát triển.
Phát huy thế mạnh cây truyền thống

Được xác định là một trong những vùng trồng chè trọng điểm của tỉnh Nghệ An, huyện Thanh Chương hiện có trên 4.000 ha chè (khoảng 55% diện tích toàn tỉnh). Cây chè được xem là cây truyền thống, bởi nó bén rễ từ hàng chục năm qua và dù giá trị chưa cao nhưng đem lại thu nhập ổn định cho người trồng.

Những năm qua, bà con nông dân tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các loại phân bón vi sinh nên năng suất chè không ngừng tăng lên (khoảng 13 tấn/ha/năm), với 3.650 ha đang khai thác, mỗi năm cho sản lượng chè búp trên 43.800 tấn, giá trị sản phẩm đạt khoảng 150 tỷ đồng, chiếm 4,15% so với tổng giá trị sản phẩm của nội ngành nông nghiệp.

Vườn bưởi Diễn của gia đình anh Hồ Sỹ Phượng (phải) ở xóm 5, xã Thanh Liên (Thanh Chương) - Ảnh: Nguyên Sơn

Theo ông Nguyễn Xuân Ánh - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Chương, cây chè trên địa bàn huyện từng bước khẳng định về hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần vào nâng cao thu nhập cho người dân, trở thành một trong những cây chủ lực trên địa bàn.

Một hécta chè, mỗi năm cho lãi ròng trên dưới 25 triệu đồng. Việc phát triển cây chè được gắn kết với 5 công ty và xí nghiệp, 50 nhà máy, cơ sở chế biến tư nhân ở các xã. Những năm qua, các nhà máy chế biến chè đã tiến hành thu mua kịp thời sản phẩm chè búp tươi cho bà con nông dân.

Tuy vậy, hầu hết thiết bị dây chuyền sản xuất lạc hậu, sản phẩm chè làm chủ yếu ở dạng sản phẩm thô, chất lượng thấp, tính cạnh tranh chưa cao; giá thành sản xuất cao, giá trị sản phẩm thấp, tái đầu tư của các nhà máy và liên kết bền vững với người trồng chè chưa bền chặt.

Cùng đó, cây chè trên địa bàn đối mặt với một số tồn tại hạn chế như: năng suất thấp, tình hình sâu bệnh hại cây chè vẫn xảy ra, sản phẩm chất lượng thấp, thu nhập từ cây chè chưa cao. Dù vậy, chè vẫn là cây bền vững, huyện sẽ tập trung chỉ đạo đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất và liên kết tăng giá trị sản phẩm.

Ở huyện Thanh Chương, cây sắn cũng được duy trì với vùng nguyên liệu trên 2.800 ha. Đây cũng là loại cây có mặt trên địa bàn huyện từ hàng chục năm trước và được xác định phù hợp với nhiều diện tích đất đồi cằn cỗi, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Đặc biệt những năm qua, Nhà máy tinh bột sắn Intimex, công suất chế biến 600 tấn củ tươi/ngày, tổ chức thu mua sắn tươi kịp thời thông qua 60 điểm thu mua sản phẩm cho người nông dân theo từng địa bàn, vùng sản xuất của nông dân nên không lo lắng về đầu ra cho sản phẩm sắn củ.

Tuy nhiên, cây sắn trong thời gian qua có sự biến động về diện tích, năng suất. Do dễ trồng nên người dân chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đa số diện tích sắn trồng không đúng mật độ, trồng quá dày, chưa quan tâm công tác thâm canh cho nên năng suất cây sắn không ổn định và có chiều hướng giảm.

Theo tính toán, một hécta sắn, mỗi năm cho lãi ròng từ 21 -23 triệu đồng. Mức thu nhập đó chưa hấp dẫn được người dân, nhưng hầu hết diện tích đất đồi trên địa bàn huyện “nhìn đi tính lại”, phù hợp nhất vẫn là cây sắn và có tính ổn định khi gắn với nhà máy chế biến.

Cùng đó, các diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện Thanh Chương chủ yếu phục vụ mục tiêu an ninh lương thực. Còn rừng nguyên liệu, tính toán của các hộ dân chỉ thu nhập được khoảng 6-7 triệu đồng/ha/năm, vì vậy, việc phát triển cây lâm nghiệp mang tính “đa dụng”, vừa có giá trị về môi trường, nâng độ che phủ, vừa có giá trị kinh tế, như: tràm, trám đen, mít.

Trước thực tế đó, Thanh Chương trăn trở tìm hướng phát triển những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với địa hình, khí hậu.

» Chăm lo cây, con chủ lực ở Thanh Chương

Nông dân Thanh Chương thu hoạch chè. - Ảnh: Đình Hà

Kỳ vọng vào cây mới

Khi bàn về những cây chủ lực để tăng giá trị, thu nhập cho người dân, ông Lê Đình Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương rất tâm đắc với cây cam và cây bưởi Diễn.

Theo ông Thanh, nhiều người cho đó là “cây mới”, nhưng trên thực tế, nhiều năm qua, cây cam và bưởi Diễn đã bén rễ, cho thu nhập ở nhiều địa bàn như: Ở các tổng đội thanh niên xung phong; các xã: Thanh Liên, Thanh Nho, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thanh Tiên...

Qua khảo sát, cam, bưởi trồng ở những địa bàn trên ở năm thứ 9,10 cho năng suất cao (cam 120 tạ/ha; bưởi 104 ta/ha). Hai loại cây trồng này, theo tính toán cho thu nhập từ 340 – 370 triệu/ha/năm. Chính vì vậy, huyện Thanh Chương nghiên cứu kỹ địa bàn, đưa vào quy hoạch đến năm 2020 trồng khoảng 500 ha cam (hiện có trên 330ha), 110 ha bưởi Diễn (hiện có 24ha) và có những chính sách khuyến khích phát triển.

Theo quyết định 2817/QĐ-UBND (tháng 7/2016) của UBND huyện Thanh Chương, các hộ trồng cam (giống cam V2, Xã Đoài) sẽ được hỗ trợ với mức 10.000 đồng/cây đối với các hộ trồng cam trong vùng quy hoạch (xã Thanh Hòa, Thanh Nho, Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Thủy) với diện tích tối thiểu trồng tập trung từ 1.000 m2 trở lên.

Còn những hộ trồng bưởi Diễn sẽ được huyện hỗ trợ 20.000 đồng/cây giống và kinh phí làm đất trồng mới với mức 5.000.000 đồng/ha đối với các hộ trồng bưởi Diễn trong vùng quy hoạch (xã Thanh Liên, Thanh Tiên, Thanh Ngọc, Thanh Phong) với diện tích tối thiểu trồng tập trung từ 1.000m2 trở lên.

Gia đình anh Hồ Sỹ Phượng ở xóm 5, xã Thanh Liên là người tiên phong trồng bưởi Diễn khi huyện chưa có chính sách hỗ trợ. Từ năm 2008, anh đã mạnh dạn trồng 1 ha bưởi Diễn (500 gốc) và nay đã trồng gần 3 ha.

Với chính sách hỗ trợ của huyện, anh Phượng tiếp tục tái đầu tư và hiện nay, vùng quy hoạch trồng bưởi Diễn của gia đình khoảng 5 ha. Thuận lợi của gia đình anh là được thuê quỹ đất 5% của xã nên tạo đường vùng trồng bưởi Diễn hàng hóa lớn.

Năm 2016, bưởi Diễn trên địa bàn Thanh Chương được bán với giá 25.000 – 30.000 đồng/quả, đem lại nguồn thu lớn cho gia đình anh Phượng. Đặc biệt, loại bưởi này có thể để được 2-3 tháng sau thu hoạch nên không lo sợ khi tiêu thụ chậm. Từ sự hỗ trợ của huyện và một số mô hình trên địa bàn, hiện nông dân các xã Thanh Liên, Thanh Ngọc, Thanh Phong đẩy mạnh dồn đổi đất trồng bưởi Diễn.

Thực hiện đề án về phát triển một số cây trồng chủ lực, 6 tháng đầu năm 2017, huyện Thanh Chương trồng mới được trên 5,2 ha cam V2; 10,6 ha cam Xã Đoài; 7,71 ha bưởi Diễn; 1.100 ha rừng tập trung.

Qua trao đổi, ông Lê Đình Thanh cho biết thêm: Những cây trồng như cam, bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Chương chủ yếu vẫn đang trồng với diện tích nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình và nhiều người chưa đầu tư thâm canh, chưa áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc do đó năng suất đạt thấp.

Trong khi đó, cây cam, bưởi Diễn là những cây “khó tính”, yêu cầu khắt khe về điều kiện thổ nhưỡng cũng như kỹ thuật canh tác. Chính vì vậy, huyện chủ trương khi triển khai quy hoạch nghiên cứu kỹ về đất đai, khí hậu phù hợp, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở đó, với quy hoạch đề ra, huyện tăng cường quản lý quy hoạch, cùng đó tích cực liên kết, tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm.

Theo Nguyên Sơn/ baomoi.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 96


Hôm nayHôm nay : 45233

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 227265

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73274236