21:56 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cá tra lại “mắc cạn”

Thứ sáu - 08/05/2015 22:11
Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp (DN) trong nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu trên 207.360 tấn cá tra, giảm 15% so với quý IV/2014.

Người nuôi cá đang lỗ

Lý giải tình trạng xuất khẩu sụt giảm, ông Dũng cho rằng EU là thị trường nhập khẩu cá tra chính của Việt Nam nhưng từ đầu năm đến nay, đồng euro mất giá so với USD, trong khi USD là đồng tiền thanh toán chính. Việc giảm này còn do ảnh hưởng một phần từ Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.

“Nghị định 36 đưa ra quy định kể từ ngày 31-12-2014, DN xuất khẩu cá tra phải thực hiện nghiêm việc áp dụng tỉ lệ mạ băng đối với cá tra phi lê đông lạnh không được vượt quá 10%/tổng khối lượng sản phẩm và hàm ẩm không được vượt quá 83% nên các DN tranh thủ xuất khẩu những lô hàng đã sản xuất theo tiêu chuẩn cũ. Trong thời gian này, nhiều DN chưa có hợp đồng mới nên không dám sản xuất hàng cho năm 2015” - ông Dũng phân tích.

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang gặp khó vì giá bán giảm Ảnh: NGỌC TRINH
Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang gặp khó vì giá bán giảm Ảnh: NGỌC TRINH

Xuất khẩu sụt giảm đã ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Ông Lê Hạ Huy (xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) lo lắng: “Tôi vừa bán 3 ao cá tra với giá 21.300 đồng/kg. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống... ngày một tăng cao, tính ra giá thành sản xuất lên đến 22.500 đồng/kg. Hiện người nuôi cá đang lỗ nặng”. Chưa kể nhiều nơi, nông dân bán cá cho các công ty chế biến, 2-3 tháng sau mới nhận tiền. Trong khoảng thời gian này, người nuôi còn phải chịu lãi suất vay ngân hàng và tiền lãi mua thiếu thức ăn của đại lý.

Ông Huỳnh Quang Khắp (ngụ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cho biết 2 năm trước, ông cũng có vài ao nuôi cá tra nhưng bị DN chiếm dụng vốn, hết tiền đầu tư nên chuyển sang thu mua cá bán lại. Ông nói: “Hiện tôi thu mua tại ao cho nông dân là 22.000 đồng/kg, bán lại cho nhà máy 23.000 đồng/kg. Với giá 22.000 đồng/kg, người nuôi lỗ nặng. Giá cá phải từ 24.000 đồng/kg trở lên mới có lời!”.

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX Cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP Cần Thơ), hiện giá cá tại địa phương chỉ còn khoảng 21.000 đồng/kg, thấp hơn 2.000 đồng/kg so với đầu năm. “Rất may HTX liên kết với DN xuất khẩu để nuôi gia công và DN bao tiêu sản phẩm nên xã viên không phải chịu lỗ” - ông Hải nói.

Chờ... tháng 6

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng Tiền Giang (Godaco), lạc quan: “Đồng euro mất giá nên xuất khẩu hơi chựng lại. Hy vọng trong tháng 6, thị trường sẽ phục hồi”. Còn ông Dũng cho rằng tác động của tỉ giá đồng euro và USD lên việc xuất khẩu cá tra kéo dài một thời gian, thị trường trong nước sẽ có điều kiện để tái cấu trúc lại giá cả.

Theo TS Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ngành cá tra cần vượt qua nhiều thách thức trong quản trị ngành, vấn đề kinh doanh và tái cấu trúc để thích nghi. Trong đó, DN chế biến và xuất khẩu rất cần sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng.

“Hầu như DN chỉ xuất khẩu cá tra phi lê đông lạnh trong khi những thị trường khác đang tăng mạnh ở sản phẩm tinh chế vì tiện dụng. Ngoài ra, DN chưa chú trọng thị trường nội địa” - ông Thắng đặt vấn đề.

Ông Lê Văn Thạnh (ngụ huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) cho biết gia đình ông chuyên mua phụ phẩm cá tra về gia công thành bột và mỡ xuất đi Hà Lan. Giá bình quân 1 kg cá tra phụ phẩm là 7.000 đồng trong khi mỡ cá tra ông Thạnh bán ở thị trường nước ngoài với giá 15.000 đồng/kg.

Mới đây, khi thị sát một số nhà máy chế biến cá tra tại ĐBSCL, ông Rosenberger, Phó Tổng Giám đốc điều hành Công ty Nienstedt (Đức), đưa ra nhận định: Công nghệ chế biến cá tra ở Việt Nam chỉ ở mức tạm chấp nhận nên giá trị gia tăng không cao do đa phần chế biến rồi đóng phi lê xuất khẩu.

“Các nhà máy cần cải tiến công nghệ để có thể chế biến nhiều phụ phẩm từ con cá tra. Xu hướng người tiêu dùng châu Âu rất ưa chuộng thực phẩm công nghiệp và sản phẩm sinh học hữu cơ (sản phẩm xanh) vì nó được tinh chế không còn mùi cá, tiện dụng và dễ ăn” - ông Rosenberger nói.

 

Khó khăn khi làm VietGAP

Theo Nghị định 36, đến cuối năm 2015, các vùng nuôi phải đạt chuẩn VietGAP. “Đây là khó khăn cho nông dân. Tại HTX chúng tôi cũng đang thiếu điều kiện là ao chứa bùn nên chưa được công nhận chuẩn VietGAP. Vì trước giờ, bùn trong ao nuôi chỉ thải ra kênh rạch” - ông Nguyễn Ngọc Hải bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Cafatex (Hậu Giang), khuyến nghị nông dân phải liên kết lại trong tổ hợp tác hoặc HTX để có diện tích lớn thực hiện tiêu chuẩn VietGAP. “Tuy nhiên, phải có DN đứng ra bao tiêu sản phẩm cho người dân và bảo đảm người nuôi có lời. Còn nuôi theo tiêu chuẩn nhưng giá bán bằng cá nuôi thì không ai làm VietGAP” - ông Kịch nhận định.

 

(Nguồn tin:NLĐO)  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1178029

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72860738