18:20 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cấm tiệt thuốc BVTV độc hại: Được hay không?

Thứ tư - 19/02/2014 22:37
PGS.TS Phạm Thị Vượng – Quyền Viện trưởng Viện BVTV: Nếu cấm, phải đánh đổi

Vài suy nghĩ từ các nước

Tôi đi nước ngoài và thấy một thực tế, có nhiều vùng SX nông nghiệp ở nhiều nước hiện nay hoàn toàn không cần sử dụng tới thuốc BVTV.


PGS.TS Phạm Thị Vượng – Quyền Viện trưởng Viện BVTV

Ví dụ ở ICRISAT (Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho các vùng nhiệt đới và bán khô cằn – Ấn Độ), có những vùng SX của họ không bao giờ sử dụng tới thuốc BVTV nhưng gần như không thấy bất kỳ loại sâu bệnh nào. Thế nhưng cũng ở ngay cạnh những vùng đó, những diện tích gieo trồng sử dụng thuốc BVTV lại có rất nhiều sâu bệnh.

Nhiều chuyên gia của FAO (Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc) sang Việt Nam vẫn hay than phiền khi so sánh rằng: Cùng điều kiện khí hậu và điều kiện SX, nhưng tại nhiều vùng của Malaysia hiện nay gần như không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh, trong khi ở VN hiện sử dụng quá nhiều thuốc BVTV mà sâu bệnh vẫn tràn lan, ở Trung Quốc cũng vậy.

Trong quản lí sử dụng thuốc, tôi đi Na Uy và thấy họ có một hệ thống cảnh báo về BVTV rất bài bản. Chẳng hạn đối với SX rau, tại mỗi vùng SX lớn đều có những trung tâm kiểm soát dịch bệnh. Theo đó, nông dân sẽ được đào tạo và họ nắm vững các kiến thức về giám sát dịch bệnh như xem triệu chứng, điều tra mật độ sâu bệnh...


PGS.TS Phạm Thị Vượng cho rằng, để cấm thuốc BVTV độc hại trên rau, phải chấp nhận rủi ro SX ít nhất 3 năm

Chẳng hạn khi một loại sâu xuất hiện với mật độ nào đó, nông dân sẽ phải báo cáo kết quả tình hình về chủng loại, mật độ sâu... với cơ quan kiểm soát dịch bệnh địa phương. Thông qua số liệu do nông dân cung cấp cũng như kiểm tra tình hình cụ thể, cơ quan kiểm soát dịch bệnh địa phương ấy sẽ có quyết định xem mật độ sâu như thế đã phải sử dụng thuốc trừ sâu chưa, sử dụng loại thuốc nào, nồng độ ra sao...

Sau đó, chỉ họ mới có thẩm quyền ra quyết định cấp giấy phép cho nông dân ấy mua loại thuốc phù hợp. Như vậy, để mua được thuốc BVTV ở Na Uy là điều vô cùng khó khăn, phải có cơ quan chức năng chuyên môn mới có thẩm quyền bán thuốc cho nông dân, chứ không phải ai muốn mua bao nhiêu, dùng thế nào cũng được như ở ta...

Thiết nghĩ, chúng ta hiện nay mỗi huyện đều có trạm BVTV, nhưng liệu có thể làm được như họ không? Xin nói nông dân ta đi mua thuốc thì đại lí nói thế nào nghe thế ấy, họ xui mua tới 4-5 loại, về trộn “hầm bà làng” với nhau để phun vô tội vạ.

Nói thực trạng nhộn nhạo của thuốc BVTV hiện nay là do cấp phép, quản lí thuốc cũng chỉ đúng một phần. Tôi thấy ở Hàn Quốc, việc cấp phép, quản lí kinh doanh thuốc BVTV không khác nhiều so với Việt Nam. Nhưng tại sao việc sử dụng thuốc BVTV ở họ lại rất nghiêm ngặt?

 

Về thuốc BVTV, Hàn Quốc không cấp phép lưu hành lâu như ở ta, mà chỉ 5-7 năm họ lại loại bỏ các thuốc cũ ra khỏi danh mục, và cấp phép cho các thuốc thế hệ mới. Điều này cũng khiến các Cty SX thuốc BVTV ở Hàn Quốc luôn luôn phải đổi mới, SX ra sản phẩm hiệu quả và an toàn hơn...

 

Điều này phần lớn do hệ thống tổ chức SX và tiêu thụ sản phẩm của họ rất bài bản. Ở Hàn Quốc, rau quả vẫn có lẻ tẻ bán tại một số chợ cóc như ở ta, nhưng số này rất hiếm hoi. Hầu hết lượng rau quả họ đều phải tiêu thụ qua kênh thu mua và tiêu thụ tập trung, có kiểm soát, đòi hỏi người SX rau phải tuân thủ rất nghiêm ngặt quy trình SX, trong đó có vấn đề sử dụng thuốc BVTV.

Nếu nông dân sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, không thực hiện theo quy trình đó, nếu họ kiểm nghiệm thấy vi phạm chỉ tiêu về thuốc BVTV thì sản phẩm của họ sẽ chẳng thể bán được cho ai. Điều này cho thấy, tình trạng sử dụng thuốc BVTV loạn xị ở nước ta hiện nay là có lỗi hệ thống, từ SX tới tiêu thụ.

Muốn cấm thuốc độc hại, phải đánh đổi

Trở lại với vấn đề sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam, liệu chúng ta có không cần sử dụng thuốc BVTV độc hại, mà vẫn có thể làm nhiều vùng SX rau như ở ICRISAT hay nhiều vùng ở Malaysia hay không? Tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên, những năm đầu thực hiện, có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn phải đánh đổi.

Bởi hầu hết các vùng SX rau hiện nay, có thể nói hệ sinh thái gần như đã bị phá vỡ và SX buộc phải lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc BVTV. Muốn lập lại hệ sinh thái ấy, sẽ phải đối mặt với một số tình huống.

 Đầu tiên, có thể sẽ phải cần tới một quy trình SX nào đó để việc SX rau ít phải lệ thuộc vào phân hóa học nhằm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Thứ hai, không sử dụng thuốc BVTV độc hại mà chỉ sử dụng thuốc sinh học, chắc chắn sẽ khó tránh khỏi sâu bệnh, đồng nghĩa với việc sẽ phải chấp nhận rủi ro, giảm sản lượng, thậm chí mất mùa.

Thời gian để lập lại hệ sinh thái, theo tôi có thể phải cần tới ít nhất là 3 năm để tác dụng của các loại thuốc sinh học bắt đầu “vào guồng”, có tác dụng trên diện rộng.

Thuốc sinh học không độc hại cùng lắm chỉ có khả năng quản lí được 60-70% rủi ro về sâu bệnh, chứ không thể hiệu quả tới trên 90% như các thuốc hóa học. Hiện nay, một số thuốc có nguồn gốc sinh học được đăng ký sử dụng tại Việt Nam có độ độc tới Nhóm II, cận nhóm I.

Tôi khẳng định, nếu là thuốc sinh học thực sự, sẽ chẳng thể nào có độ độc như thế nếu không muốn nói nhà SX đã thêm quá nhiều phụ gia độc hại. Về vấn đề này, cũng cần phải xem xét các thuốc có nguồn gốc sinh học hiện nay có thực sự ít độc hại như các nhà SX rêu rao hay không?

Tóm lại, nếu muốn loại bỏ hoàn toàn các thuốc BVTV độc hại thì hoặc là chúng ta phải chấp nhận rủi ro trong giai đoạn đầu, thậm chí có thể xảy ra thiếu rau, và phải có cơ chế bảo hộ SX và rủi ro cho nông dân, hoặc là sẽ phải có lộ trình từng bước giảm dần việc sử dụng thuốc hóa học độc hại, đi đôi với nghiên cứu các thuốc sinh học hoàn toàn không độc hại để thay thế.

Muốn vậy, Bộ NN-PTNT cần phải có cơ chế đặc biệt, đặt hàng các đơn vị khoa học nghiên cứu ra các sản phẩm thuốc sinh học không độc hại, nhưng lại có khả năng thay thế được thuốc hóa học. Tôi khẳng định để làm ra các thuốc sinh học đảm bảo được tiêu chí này là điều không khó, nếu Bộ NN-PTNT có đặt hàng hẳn hoi.

Trước mắt, nếu ngành nông nghiệp quyết tâm với chủ trương loại bỏ việc sử dụng thuốc BVTV độc hại (trước hết đối với rau), cách dễ và khả thi nhất theo tôi chỉ có thể cho phép sử dụng trên rau đối với các thuốc BVTV thế hệ mới, đảm bảo phân hủy nhanh nhất và ít độc hại nhất. Đồng thời, phải ban hành riêng danh mục thuốc BVTV dành riêng cho từng loại rau.

Với ý tưởng chỉ sử dụng thuốc sinh học không độc hại trên rau, tôi cho rằng trước hết nên chọn ra một số vùng SX rau an toàn lớn, dân trí tương đối cao để thực hiện thí điểm. Tại đó, phải có cơ chế đảm bảo tiêu thụ sản phẩm, làm sao đảm bảo trong giai đoạn đầu thí điểm, rau của nông dân SX ra dù có hơi xấu xí một chút, nhưng vẫn tiêu thụ được. Nếu hiệu quả, sẽ tiếp tục nhân rộng, sau 2-3 năm sẽ có thể buông ra để nông dân tự SX.

 

Nếu bây giờ, đùng một cái chúng ta cấm sử dụng thuốc BVTV độc hại trên rau, không những khó đảm bảo được vấn đề sâu bệnh cho SX, mà chắc chắn nông dân sẽ lại chui lủi đi mua các loại thuốc khác dùng cho lúa, cho cây trồng khác để phun cho rau. Như thế càng nguy hiểm.

Theo nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 991480

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71218795