08:45 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần Thơ: Đẩy mạnh chuỗi sản xuất sạch trong tiêu thụ nông sản

Thứ năm - 28/11/2019 17:49
Ngày 28/11, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ tổ chức hội nghị thực hiện công tác xây dựng kết nối chuỗi cung ứng nông sản an toàn trên địa bàn TP Cần Thơ như lúa, cây ăn trái, rau màu, thủy sản...
Hội nghị thực hiện công tác xây dựng kết nối chuỗi cung ứng nông sản an toàn trên địa bàn TP Cần Thơ.

Nhằm triển khai công tác quảng bá và tổ chức liên kết mở rộng thị trường, xây dựng mở rộng chuỗi cung ứng nông sản sạch để tạo sự liên kết giữa người sản xuất và tiêu thụ cần hình thành chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn nâng cao giá trị cho sản phẩm nông lâm thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn cho người dân.

Ông Nguyễn Minh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Cần Thơ cho biết: Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL, có 107 chợ truyền thống, 19 siêu lớn và hàng trăm cửa hàng tiện ích... Đây là những nơi tiêu thụ nông sản rất lớn, vì vậy đòi hỏi cần đáp ứng theo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và truy xuất nguồn gốc trong nông, lâm sản và thủy sản.

Để tạo vùng sản xuất sạch, Cần Thơ đã xây dựng hơn 115 cánh đồng lớn với diện tích trên 30.000 ha và 21.238 hộ tham gia. Mô hình này nông dân thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân. Tổ chức liên kết ký hợp đồng giữa DN và các THT sản xuất trong cánh đồng lớn về cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Các sản phẩm nông lâm và thủy sản cần đáp ứng theo yêu cầu về ATVSTP và truy xuất nguồn gốc.

Hình thành các vùng sản xuất rau an toàn công nghệ cao với diện tích 229 ha tại các quận, huyện (trong đó, chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 10,5 ha). Bên cạnh, nhiều nông dân, doanh nghiệp đã đầu tư phát triển sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao (trồng rau trong nhà lưới, rau thủy canh, tưới phun trên rau...) để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm với diện tích khoảng 9,38 ha.

Ngoài lúa, hoa màu còn phát triển vùng sản xuất cây ăn trái tập trung như xoài 2.386 ha mỗi năm cho sản lượng 10.000 tấn, trồng tập trung chủ yếu tại huyện Cờ Đỏ, Phong Điền. Vú sữa 685 ha tại Giai Xuân, Trường Long (Phong Điền) và Thới An Đông (Bình Thủy) cho sản sản lượng 7.700 tấn/năm và măng cụt, chôm chôm, nhãn với diện tích khoảng 2.000 ha cho sản lượng ước đạt trên 10.000 tấn. Để cho ra sản phẩm sạch, ngành nông nghiệp hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm với diện tích khoảng 227 ha cây ăn trái có lắp đặt hệ thống tưới phun, 146,4 ha cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổ chức liên kết ký hợp đồng giữa DN và các THT sản xuất bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Xây dựng các chuỗi sản xuất sạch cho nông dân và các HTX, các DN từng bước đổi mới phương thức sản xuất.

Bên cạnh đó, trong năm 2018, hỗ trợ 107.000 tem truy xuất nguồn gốc điện tử, có đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao gồm quảng bá, đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ khâu sản xuất ban đầu đến khâu bày bán. Trong năm 2019, đã tiến hành hướng dẫn cập nhật thông tin và tạo code truy xuất cho 37 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản với 82 sản phẩm (trong đó có 31 sản phẩm nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn sẽ được cấp mã số truy xuất nguồn gốc).

Song song đó, ngành nông nghiệp Cần Thơ còn xây dựng các chuỗi sản xuất sạch cho nông dân và các HTX, các DN từng bước đổi mới phương thức sản xuất theo mô hình liên kết với nhau trong suốt quá trình sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm đảm bảo ATTP, truy xuất được nguồn gốc.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Hiện nay toàn thành phố chiếm 65% công nghiệp chế biến từ nông lâm thủy sản, đây là tiền đề phát triển góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Cần Thơ. Hiện ngành nông nghiệp đã xây dựng 41 chuỗi lâm lâm thủy sản và xác nhận 239 sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Chuỗi sản phẩm thủy sản: 12 chuỗi (53 sản phẩm), chuỗi sản phẩm từ thực vật: 18 chuỗi (163 sản phẩm) cuối cùng là chuỗi sản phẩm từ động vật: 10 chuỗi (23 sản phẩm).

Thành phố có 135/532 cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ATVSTP. Trong đó, 85 cơ sở bao gồm công ty, DN sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông sản và thủy sản xuất khẩu và nội địa hiện đang thực hiện chương trình quản lý chất lượng (QLCL) theo GMP/SSOP. 46 cơ sở, DN đang thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP; 2 cơ sở, Cty áp dụng GlobalGAP, 1 cơ sở áp dụng ISO 22000:2005 và 1 cơ sở áp dụng ISO 9001: 2008.

Thành phố Cần Thơ có 135/532 cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ATTP.

Đa phần các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được lấy mẫu giám sát chất lượng tại các công đoạn: sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, kinh doanh.  Các công đoạn đều áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có cam kết về an toàn thực phẩm. Đến nay, các chuỗi an toàn thực phẩm vẫn duy trì, không ngừng gia tăng về số lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng chủng loại hàng hóa.

Theo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Cần Thơ, các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi đều hưởng ứng, tích cực và rất có trách nhiệm triển khai.

Việc cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn sẽ là một bước nâng cao hơn nữa trong việc đảm bảo ATTP để người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm an toàn từ đó đảm bảo đầu ra, mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất và cơ sở kinh doanh. 100% các sản phẩm trong chuỗi đều ký kết được các hợp đồng phân phối với các đại lý, cửa hàng và hệ thống siêu thị trên toàn quốc để đến tay người tiêu dùng.

Đến nay, đã có những doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng khẳng định thương hiệu của mình như: Gạo Trung An, Sông Hậu, Gentraco, Tân Thành…; cá thát lát Cty TNHH Phạm Nghĩa, cơ sở Lý Vân, mắm cá tra của cơ sở Chương Văn Khanh, nước mắm Hồng Đài, Phước Hải, Cty TNHH Minh Đức Thành, giò chả 69, mật ong Hương Rừng Tràm…

Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 297

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 295


Hôm nayHôm nay : 43572

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 363275

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73410246