13:24 EST Thứ năm, 02/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần sớm cởi trói cơ chế pháp lý những vùng trồng lúa khó khăn

Thứ năm - 16/03/2017 00:43
Ông Nguyễn Văn Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho rằng, những vùng trồng lúa khó khăn, giá trị thấp phải sớm được cởi trói về pháp lý để nông dân thuận lợi hơn nữa khi chuyển đổi.

 

Theo ông Chinh, đất lúa của Việt Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, việc sử dụng cần phải tiết kiệm, hiệu quả nhất.

16-54-25_img_4295-2
Ông Nguyễn Văn Chinh
 

Đồng bằng châu thổ sông Hồng và ĐBSCL lại là những nơi đất phù sa thuộc diện trồng lúa dễ nhất và thuận lợi nhất trên thế giới, lấy đi diện tích “bờ xôi ruộng mật” nào ở đây cũng phải cân nhắc kỹ. Tuy nhiên, sở dĩ gần đây chúng ta phải đặt vấn đề chuyển đổi đất lúa, chủ yếu là do người trồng lúa thu nhập quá thấp, trong khi quy mô trồng lúa quá nhỏ.

“Chúng ta vẫn phải đặt vấn đề giữ an ninh lương thực, nhưng trước mắt, hãy giữ cho an ninh lương thực của Việt Nam đã, không nhất thiết phải trồng quá nhiều lúa để XK, trong khi đời sống người trồng lúa phải chịu khó khăn”, ông Chinh nêu quan điểm.

Như ông nói, rõ ràng đất lúa rất quý, không thể chỗ nào thích chuyển đổi cũng được. Vậy quan điểm của ông, nên chuyển đổi đất lúa thế nào cho hợp lý?

Lịch sử hình thành vùng SX lúa ở ĐBSH gắn liền với sự hình thành rất dày công của hệ thống thủy lợi. Vì vậy trong chuyển đổi đất lúa, quan điểm là phải ưu tiên giữ lại đất lúa trước hết ở các khu vực mà thủy lợi phục vụ cho canh tác lúa đã hoàn thiện.

Những khu vực ruộng cao, khó khăn về nước tưới, hoặc quá trũng, khu vực ven biển, nhiễm phèn, nhiễm mặn, thủy lợi cho lúa còn dang dở khó khăn là những nơi nên xem xét chuyển đổi càng sớm càng tốt. Hiện nay, mô hình chuyển đổi hiệu quả nhất vẫn là chuyển lúa sang màu hoặc cây trồng cạn lâu năm ở các khu vực đất lúa chân đất cao và thủy sản hoặc kết hợp gia trại với thủy sản ở các khu vực đất lúa thấp.

Nhưng thực tế hiện nay một số vùng trước đây rất thuận lợi cho trồng lúa hiện cũng đã được chuyển đổi sang những cây trồng khác, bởi giá trị dù sao cũng cao hơn trồng lúa rất nhiều?

Đúng là tình trạng chuyển đổi đất lúa đã diễn ra hàng chục năm nay, chính quyền chẳng bảo thì dân họ vẫn cứ chuyển, dù muốn cũng khó cưỡng lại được, thậm chí có nơi phải lờ đi cho dân làm.

Quê tôi ở huyện Thanh Hà (Hải Dương), thấy rất nhiều xã từ hàng chục năm nay làm gì còn sào lúa nào nữa đâu?! Họ đã chuyển hết sang gia trại rồi, nào trồng vải, trồng ổi, trồng chuối, kết hợp nuôi thủy sản nước ngọt đủ cả, một số huyện khác ở Hải Dương như Kim Thành cũng thế.

Hoặc như ở Hưng Yên thì các huyện như Văn Giang, Văn Lâm bây giờ toàn cây ăn quả, rau màu, cây cảnh, chứ còn ai cấy lúa nữa đâu?

Một số nơi hiện nay ruộng đất trên sổ sách quy hoạch của địa phương vẫn còn là đất lúa, nhưng thực tế từ lâu đã không còn trồng lúa nữa. Sở dĩ có chuyện này bởi chúng ta chưa có hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi đất lúa, nhất là chuyển đổi đất lúa sang cây lâu năm, thủy sản…, khiến cho tình trạng chuyển đổi chui trên thực tế vẫn diễn ra.

Rõ ràng, nông dân có lý khi họ không thể cứ trồng lúa để nghèo, trong khi chuyển sang trồng cây khác có giá trị cao hơn hàng chục lần. Tuy nhiên, việc thiếu hành lang pháp lý, thiếu quy hoạch bài bản cũng sẽ gây ra những hệ lụy khó lường.

Ông có thể nêu cụ thể chúng ta đang thiếu hành lang pháp lý nào?

Trước hết phải cởi trói về tính pháp lý cho việc chuyển đổi. Những khu vực trồng lúa khó khăn, hiệu quả thấp cần phải có chính sách công khai, tạo điều kiện cho dân được chuyển đổi nhanh chóng, hợp pháp, thuận lợi.

Hiện nay, chúng ta mới chỉ có Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất lúa, trong đó mới chỉ đề cập tới việc cho phép chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản mà chưa cho phép chuyển đổi sang cây lâu năm.

16-54-25_nh-2-1
Nhiều địa phương trên quy hoạch ruộng vẫn là đất lúa, nhưng không ai còn trồng lúa nữa
 

Thực tế, đã chuyển đổi thì dân muốn chuyển hẳn sang cây lâu năm, ví dụ cây ăn quả có giá trị, hoặc nuôi trồng thủy sản. Chứ chuyển lúa sang cây hàng năm ở ĐBSH thì cũng chỉ có ngô, lạc hay rau màu các loại, giá trị SX không khá hơn lúa là mấy nên bằng chứng là tốc độ chuyển đổi theo Nghị định 35 thời gian qua là rất chậm, dù chúng ta cũng đã dành nhiều chính sách để kích thích chuyển đổi, nhất là cho ngô, đậu tương…

Ngay cả quy định cho phép chuyển đất lúa sang kết hợp nuôi trồng thủy sản cũng rất khó thực hiện, bởi quy định chỉ cho phép diện tích ruộng hạ thấp để nuôi thủy sản chỉ tối đa 20%.

Trong khi đó tại đa số vùng đất ruộng trũng thường xuyên ngập nước, nhất là các vùng ven biển cần chuyển đổi, nếu chỉ cho phép hạ thấp không quá 20% diện tích thửa ruộng thì rất lỡ cỡ, muốn trồng màu thì không đủ đất để tôn cao ruộng, mà muốn nuôi thủy sản nước lợ ở dưới cũng chịu vì diện tích mặt nước chỉ chiếm 20% thì bé quá…

Thực tế, để chuyển đổi được ở những vùng ruộng trũng, phải cần ít nhất 50% đào ao để lấy đất tôn cao mặt ruộng cho 50% diện tích còn lại. Vì vậy, quy định này thực tế chỉ thực hiện được đối với chuyển lúa sang cây màu hàng năm ở khu vực ruộng vàn cao, chứ ở những nơi ruộng trũng thấp thì không ai thực hiện nổi.

Việc thiếu những hành lang pháp lý đầy đủ, cần thiết cho việc chuyển đổi đất lúa không chỉ khiến địa phương không thể đưa vào quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi, mà còn khiến tình trạng chuyển đổi chui bung bét ở nhiều nơi, dân ai thích trồng gì thì trồng, ai thích nuôi gì thì nuôi hết sức manh mún, không bền vững, thậm chí nhiều nơi sau khi chuyển đổi lại loay hoay như cũ, có nơi còn muốn quay lại trồng lúa.

Vậy theo ông, việc chuyển đổi đất lúa cần phải gắn với chính sách nào?

Do không có hành lang pháp lý nên các địa phương không thể quy hoạch chuyển đổi có quy mô, diện tích đủ lớn để hình thành nên được vùng SX hàng hóa bài bản, mà đa số hiện nay chỉ là chuyển đổi ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm, rủi ro về thị trường rất lớn.

16-54-25_dscf9281
Ảnh: Lê Bền
 

Tôi nói ví dụ ở Hải Dương quê tôi, trước đây nhiều xã vật đất lúa lên trồng vải thiều. Vải thiều có năm được, năm mất, năm rẻ, năm đắt nên dân nhiều nơi lại chán, chặt vải thiều sang trồng quất. Hồi mới trồng diện tích còn ít, quất có giá tới 20 nghìn đồng/kg, thế là dân xô vào trồng quất, có nơi lên tới mấy trăm hecta.

Bây giờ quất nhiều quá, giá chỉ 1 - 2 nghìn đồng/kg, dân đổ đi không hết, lại chặt quất chuyển sang trồng ổi. Ổi khá hơn vải thiều do ra quả quanh năm, hiện đang có giá rất tốt. Nhưng tôi e rằng nếu cứ đà này, chỉ ít năm nữa thôi, người ta lại ào ào vượt đất lúa lên trồng ổi, lúc ấy rồi số phận cây ổi sẽ lại chẳng khác gì vải thiều hay quất trước đây…

Hay nói như một số vùng chuyển đổi ở Nam Định, hiện dân các huyện như Hải Hậu, Nghĩa Hưng đổ xô vào trồng cà chua rất nhiều. Năm ngoái, giá cà chua rẻ tới nỗi dân chẳng buồn thu. Nay mai nếu cứ trồng cà chua nữa, rồi không biết bán đi đâu…

Một vài ví dụ như thế để thấy, chuyển đổi đất lúa cần phải gắn với quy hoạch, phải có định hướng chuyển đổi sang làm gì, và phải có diện tích đủ lớn để hình thành nên SX hàng hóa.

Ví dụ: Chuyển đất lúa sang trồng ổi ở Hải Dương hay cà chua ở Nam Định phải gắn với công nghệ chế biến, ví dụ phối hợp với DN để chế biến cà chua đóng hộp hay SX nước ép ổi, đây là những mặt hàng XK rất tốt. Chỉ có làm như thế thì chuyển đổi đất lúa mới có thể làm được trên diện tích lớn, đảm bảo được hiệu quả cao hơn, bền vững hơn trước được.

Xin cảm ơn ông!

Theo Lê Bền/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 46


Hôm nayHôm nay : 24277

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 42099

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73089070