00:16 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần tiết kiệm để đủ nước tưới cho vùng cuối kênh

Thứ tư - 29/05/2013 21:25
Vào thời điểm này, trên nhiều cánh đồng, người dân đã đi tắt đón đầu lịch xả nước, tiến hành cày, làm đất với diện tích tương đối lớn. Nước Kẻ Gỗ đã bắt đầu xả từ ngày 25/5, nhưng nếu người dân không nêu cao ý thức tiết kiệm trong sử dụng thì tình trạng “thượng điền tích thuỷ, hạ điền khan” lại tái diễn.

Sau khi thu hoạch lúa Xuân, nông dân Thạch Trị (Thạch Hà) đã tiến hành làm đất, cày ải với tổng số diện tích 65/65ha. Ngoài ra, còn một số diện tích phải chờ thu hoạch các loại rau màu xong, chờ có nước mới tiến hành vào vụ. Dẫu đã cày lật đất tương đối sớm, song với cái nắng như lửa đốt, nông dân nhiều vùng không khỏi băn khoăn, lo lắng.

Ông Trần Văn Tùng (xóm Lạc Đạo) cho biết: “Để kịp vụ mùa “tháng 5 chờ chắc, tháng mười mặc ai”, ngay khi thu hoạch xong xóm tôi đã đồng loạt cày, làm đất. Tôi đã cày xong 5 sào, giờ chỉ trông chờ vào nước Kẻ Gỗ”.

Hồ Kẻ Gỗ giữa 2 mùa mưa nắng
Cần tiết kiệm để đảm bảo đủ nước tưới cho những vùng cuối kênh

Ông Nguyễn Hồng Loan - Chủ tịch UBND xã Thạch Trị trao đổi: “Ở cuối nguồn nên chúng tôi chỉ trông chờ vào nước Kẻ Gỗ. Dù vậy, nước từ nguồn chảy về đây cũng rò rỉ nhiều nên lượng cung thường khó khăn. Ở xã tôi, dân cày làm đất sớm, đúng vào dịp nắng nóng nên đất hanh, khô, nếu nguồn nước khó khăn sẽ rất khó sản xuất, ảnh hưởng đến lịch thời vụ. Khi có lịch mở nước, nước dẫn về đến xã cũng phải chậm mất 6, 7 ngày so với các xã thượng nguồn”.

Thạch Hưng, Thạch Đồng lẽ ra không phải là những xã khó khăn về nguồn nước vì có kênh N19 chảy qua, thế nhưng nhiều năm nay, nhiều cánh đồng vàng vẫn khát khô chờ nước. Vụ hè thu năm ngoái, 70ha đất lúa 2 vụ của 2 xã này đành phải bỏ trắng vì thiếu nước. Trước vụ mùa mới, nông dân vẫn chưa háo hức, còn chực chờ khâu cung cấp nước.

Nhớ lại vụ mùa năm ngoái ông Dương Công Trí, Chủ tịch UBND xã Thạch Đồng cho biết: “Vụ hè thu năm ngoái diện tích gieo cấy tăng hơn 10ha so với năm 2011, song chỉ 30 ha chủ động được nước tưới do sử dụng nước hồ Đồng Tram, còn 40ha sử dụng nguồn hồ Kẻ Gỗ thì thiếu trầm trọng”.

Nguyên nhân thiếu nước, được biết là do hệ thống kênh N19 đang được đầu tư, chưa đảm bảo cung cấp nước đầy đủ. Hơn nữa, do công tác quản lý nguồn nước từ Thạch Quý về Thạch Đồng và các xã chưa đồng bộ, chưa điều tiết hợp lí, thậm chí một số người dân ở Thạch Quý đã tự do đắp mương dẫn nước về ruộng nhà mình, dẫn đến nguồn nước về xuôi vừa thiếu, vừa khó.

Trên thực tế, câu chuyện thượng điền - hạ điền không chỉ xảy ra ở các xã khác nhau mà còn xảy ra trong nhiều cánh đồng của một xã. Nhiều nơi, người dân thường tuỳ tiện đắp chặn dòng nước, dẫn nước vào ruộng nhà, thậm chí vì thuận lợi trong việc dẫn nước nên nước được lấy vào ruộng rất … lãng phí, chảy tràn lan. Bên cạnh đó, rất nhiều người dân không đắp chắn bờ kỹ càng, để nước rò rỉ, dẫn đến thiếu nước, lại tiếp tục lấy nước từ nguồn, gây hao hụt.

Đặc biệt, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, vụ hè thu nên tăng diện tích cấy để tiết kiệm nước, song nhiều vùng, nông dân vẫn gieo sạ. Điều này đòi hỏi nguồn cung nước phải nhiều hơn diện tích cấy, vì phải cấp đến 2 lần (lấy nước vào làm đất, sau đó tháo khô để gieo sạ, khi lúa đâm kim lại lấy nước vào để lúa sinh trưởng).

Cùng với việc thiếu ý thức tiết kiệm, hầu hết người dân còn thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Tình trạng vứt xác động vật, các loại thực vật... đã xảy ra ở nhiều nơi. Đây là vấn đề nan giải vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa ngăn trở dòng chảy tự nhiên, dẫn đến tình trạng phân tiết nước không đồng đều giữa các vùng, các xã. Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương nội đồng của hầu hết các xã chưa được đầu tư xây dựng cứng hoá cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tổn thất nước và tắc dòng chảy.

Theo kế hoạch của Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh, đợt cấp nước lần này dự kiến từ 12 – 15 ngày. Nguồn nước theo dự tính không đủ để cung cấp đồng thời, vì vậy, sẽ cung cấp nước theo đợt. Điều này, rất cần một kế hoạch cụ thể của chính quyền cấp xã trong việc chỉ đạo người dân đẩy nhanh tiến độ, thời gian sử dụng nước, không để kéo dài gây lãng phí, ảnh hưởng đến các vùng sản xuất khác. Trước mắt, khi nước đã chực chờ ở hệ thống kênh mương, cấp uỷ, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên tryền tới các thôn xóm, ban hành kế hoạch cụ thể để người dân chủ động lấy nước, làm đất, gieo cấy đúng thời vụ. Song song với quá trình đó, phải tăng cường công tác giám sát của chính quyền về vấn đề sử dụng nước của người dân.

Trăn trở về vấn đề sử dụng nước bấy lâu, một cán bộ là cụm trưởng thuộc Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh bày tỏ: “Tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm lượng nước ngày càng khan hiếm, trong khi hồ Kẻ Gỗ điều tiết nước nhiều năm, bởi vậy nếu người dân không ý thức tiết kiệm trong sử dụng, về lâu dài lượng nước phục vụ cho nông nghiệp sẽ gặp khó khăn. Hơn thế, trong điều kiện khoa học kỹ thuật chưa phát triển, việc cung cấp nước chủ yếu qua hệ thống kênh mương không phải như các nước tiên tiến (ống dẫn, vòi phun), trong khi tập trung cho Công ty thì rất khó để điều tiết nên đòi hỏi sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của cấp uỷ, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở, chỉ đạo quyết liệt, hình thành HTX, tổ dịch vụ dùng nước có nguyên tắc hoạt động cụ thể, đồng thời phải tập trung đầu tư hệ thống kênh mương nội đồng đảm bảo cứng hoá theo tiêu chuẩn nông thôn mới để tránh thất thoát và lưu thông dòng chảy”.

Thiết nghĩ, những trăn trở của cán bộ thuỷ nông đang là bài toán cần lời giải cho vấn đề sử dụng nước. Vấn đề quan trọng ở đây là sự vào cuộc thực sự của chính quyền các cấp trong tuyên truyền tới người dân và sự tập trung, huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng.

NGUYỄN MẠNH HÀ (baohatinh.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153


Hôm nayHôm nay : 27480

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 935781

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64921725