Măng khô có lưu huỳnh được ngành chức năng bắt tại Thanh Hóa. |
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng cũng cho biết, đã lấy 50 mẫu măng gồm 27 mẫu khô và 21 mẫu tươi, chua và 2 mẫu măng ớt tại Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Thanh Hóa để kiểm nghiệm các chỉ tiêu về ATVSTP như kim loại nặng, cyanide, lưu huỳnh và sulfite….. 50 mẫu từ 5 tỉnh đều đạt chỉ tiêu về kim loại nặng; 27/27 mẫu măng khô phát hiện có lưu huỳnh và sulfite.
“Sử dụng lưu huỳnh sấy lo ngại nhất là gây mùi hôi, làm ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới người trực tiếp sản xuất. Việt Nam không có thuốc nào xử lý sau thu hoạch để bảo quản rau quả” - ông Hồng nói.
Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, theo kết quản phân tích, có 54/60 mẫu cá biển có chứa urê (nằm trong khoảng từ 10- 125ppm), khả năng là urê nội sinh vì tự cơ thể cá hay người cũng đều tự sinh ra urê.
“Hiện nay, theo nghiên cứu, kẹo cao su cũng sử dụng tới 3% urê và nghiên cứu trên chuột, chó không phát hiện chất này gây ung thư. Do đó, tôi khẳng định chắc chắn không độc hại với người tiêu dùng. Dù vậy, nếu phát hiện vẫn là vi phạm pháp luật vì hiện chưa có quy định cho phép sử dụng chất này để bảo quản cá” - ông Tiệp cho biết.
Trong 90 mẫu cá biển không phát hiện chất hàn the, loại chất cực độc gây ung thư. Tuy nhiên, đối với chỉ tiêu vi sinh vật Ecoli và salmonella có 17/90 mẫu cá biển (19%) nhiễm Ecoli vượt quá giới hạn cho phép; 13/43 mẫu cá biển (30%) nhiễm salmonella vượt quá giới hạn cho phép.
“Kết quả cho thấy, điều kiện vệ sinh tại khâu bán buôn, vận chuyển đến khâu bán lẻ rất không đảm bảo bởi tỷ lệ mẫu nhiễm Ecoli từ 5,5% lên 30% và salmonella từ 5,5% lên 28%. Hiện khâu bán lẻ thuộc quản lý của Bộ Công Thương nên thời gian tới, chúng tôi sẽ có phối hợp để kiểm soát tốt hơn vấn đề đảm bảo ATVSTP cho người tiêu dùng” - ông Tiệp nói.
Thanh Xuân
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn