Theo người dân địa phương, nò được làm khá đơn giản, và đặt cố định trên sông. Chính vì vậy quan trọng là phải biết chọn địa thế đóng cừ làm nò và... kiên nhẫn chờ.
Để làm được một chiếc nò cá, trước tiên người làm tìm chọn những cây tre già, vừa tầm bắp tay để làm cọc. Mỗi cọc dài từ 3-4m hoặc tùy theo độ nông sâu của nước, để khi đóng xuống đáy sông, phần cọc còn nhô lên mặt nước từ 1-1,5m. Sau đó chọn khúc sông có địa thế tốt, nước chảy không mạnh lắm.
Chiếc nọ được đặt trên kênh rạch (Ảnh: Chúc Ly).
Một con cá trê khủng bắt được từ chiếc nò của gia đình anh Đăng (Ảnh: Chúc Ly).
Sau khi đóng cọc xong, người làm nò cá sẽ rải lưới hoặc giăng đăng dọc theo bờ cọc. Làm thế để cá không vượt ngang qua bờ cừ mà men theo đến điểm giăng rớ. Sào đóng làm hai hàng theo hình xoắn ốc, còn lưới giăng theo hai hàng sào thành “mê trận”, hoặc có người làm theo hình chữ V, làm sao để cá vào không nhảy ra được. Ngay điểm hẹp nhất của hai mép lưới, chủ nò giăng một tấm lưới hoặc đặt một chiếc rọ (dụng cụ để chứa cá), để cá nhảy vào vẫn sống.
Những chiếc nò được thiết kế đặc biệt để cá chỉ vào được mà không ra được (Ảnh: Chúc Ly).
Theo anh Trương Nhật Đăng (phường 1, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau), gia đình anh thường xuyên bắt được nhiều cá trên kênh từ chiếc nò đặt sẵn ở đó. Vào những ngày trời mưa khi đi thăm nò thì cá vào càng nhiều hơn.
Người dân dùng vợt bắt cá từ chiếc rọ ở cuối chiếc nò (Ảnh: Chúc Ly).
“Mấy hôm trước gia đình tôi bắt được cả đàn cá trê lớn. Cá vào rất nhiều và hầu như không tốn công sức gì nhiều, có con nặng gần 5kg, dài đến 1m” - anh Đăng chia sẻ.
Những con cá trên "khủng" được bắt từ chiếc nò của gia đình anh Đăng (Ảnh: Chúc Ly).
Từ việc làm những chiếc nò đặt trên sông nhiều người đã có thu nhập khá. Vào những tháng mùa mưa, khi con nước trên kênh rạch lên cao cũng là lúc người dân bắt được nhiều cá. Nghề nò cá rất thảnh thơi, “làm chơi” nhưng “ăn thiệt” và không bao giờ lỗ vốn.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn