Yêu cầu dinh dưỡng
Về yêu cầu dinh dưỡng các cây sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất sinh vật càng cao thì yêu cầu phân bón càng nhiều và ngược lại. Cây ngô, khoai tây, rau cần nhiều đạm; cây họ đậu cần nhiều lân, ít đạm; cây có củ cần nhiều kali… Mặt khác từng cây lại có nhu cầu đạm, lân, kali nhiều ít khác nhau, ví dụ nhóm cây có củ cần nhiều kali hơn các loại cây khác nhưng trong đó khoai tây lại cần nhiều kali nhất. Các loại cây trồng chia làm 2 giai đoạn: Sinh trưởng dinh dưỡng (phát triển rễ, thân, lá) và sinh trưởng sinh thực (hình thành và phát triển các cơ quan sinh dục như ra hoa, đậu quả). Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Cần nhiều lân và đạm để phát triển rễ, thân, lá. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực cần nhiều kali giúp tổng hợp và vận chuyển các chất về quả, củ, hạt và trong từng giai đoạn sinh trưởng lại chia ra. Ví dụ, giai đoạn sinh trưởng của lúa gồm: thời kỳ mạ - đẻ nhánh - làm đòng - trổ, chín; giai đoạn sinh trưởng của các loại cây có củ gồm: Giai đoạn phát triển thân lá, hình thành củ, phát triển củ.
Công ty cổ phần Lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra trên 60 loại phân đa yếu tố NPK chuyên dùng bón cho từng cây và một số loại cây. Ảnh: I.T
Nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn của từng cây cũng khác nhau. Như vậy, nhìn chung yêu cầu các chất đa lượng: Đạm, lân, kali theo tỷ lệ trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của từng cây khác nhau và từng giai đoạn sinh trưởng cũng khác nhau nên căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học như trên, nhà sản xuất đã làm ra một số loại phân bón chuyên dùng cho một số loại cây như: Phân NPK chuyên dùng cho lúa, ngô, khoai tây, đậu, lạc, cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu, chè… Phân chuyên dùng bón cho từng cây lại có phân chuyên dùng bón cho từng giai đoạn sinh trưởng như: Phân lót, phân bón thúc.
Cách bón phân Văn Điển
Tuy vậy, có một số cây trong cùng nhóm, cùng họ hoặc khác họ yêu cầu thành phần dinh dưỡng giống nhau nên cũng có một số loại phân NPK có thể sử dụng chung. Như phân NPK bón cho cây họ có múi: Bưởi, cam, quýt; phân NPK bón cho đậu, lạc; phân NPK bón cho rau…
Phân Văn Điển sẽ cung cấp đầy đủ 16 nguyên tố thiết yếu cho cây trồng với tỷ lệ cân đối, hợp lý, đáp ứng từng giai đoạn và suốt thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Các cây ăn quả: Nhãn, bưởi, mít, đu đủ bón lót phân đa yếu tố NPk 5-10-3 Văn Điển. Bón thúc phân đa yếu tố NPK 12-8-12 Văn Điển. Đối với cây bưởi trồng mới từ 1 đến 3 năm chưa cho thu hoạch quả: Bón lót mỗi hố 15-20kg phân hữu cơ và 1-1,5kg lân Văn Điển, phủ kín đất, trồng cây. Bón thúc hàng năm bằng phân NPK 5-10-3 Văn Điển. Năm thứ nhất bón 1 gốc: 1-1,5kg; năm thứ hai: 1,5-2kg; số lượt phân bón thúc chia làm 4-5 lần mỗi năm. Thời kỳ kinh doanh bón loại phân NPK: 12-8-12 Văn Điển, mỗi gốc mỗi năm bón từ 1-3kg tùy theo tuổi cây và năng suất.
Đối với cây nhãn: Bón lót trước khi trồng mỗi hố 15-20kg phân hữu cơ; 1,5-2kg phân NPK 5-10-3 Văn Điển; cây từ 4 năm trở đi bón mỗi gốc từ 2-4kg NPK 12-8-12 Văn Điển; số lượng bón tùy theo tuổi cây và năng suất.
Đối với cây mít: Bón lót mỗi hố 15-20kg phân hữu cơ và 1,5-2kg phân NPK 5-10-3 Văn Điển; cây từ 1 đến 3 năm bón mỗi gốc từ 1,5-2kg phân NPK 5-10-3 Văn Điển; cây từ 4 năm trở đi trung bình mỗi năm bón từ 2-3kg phân NPK12-8-12 Văn Điển; chia đều làm 2 lần bón khi cây chuẩn bị ra trái và khi cây sau khi thu hoạch quả lứa đầu.
Đối với cây đu đủ: Bón lót mỗi hố 0,5-0,8kg phân NPK 5-10-3 Văn Điển. Bón thúc NPK 12-8-12 Văn Điển, 1-2kg mỗi cây; chia làm 3 lần: lần 1 sau trồng 4-6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 thúc quả lớn.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn