23:41 EDT Thứ năm, 09/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chặn dịch tả lợn châu Phi: "5 không 10 cấm", cho heo "ngủ màn"

Thứ ba - 03/09/2019 08:22
Ông Phạm Duy Thành, chủ trang trại lợn ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) có cách chống dịch tả lợn châu Phi rất độc đáo, đó là mắc màn cho lợn. Toàn trang trại có hơn 200 con lợn các loại, nuôi kiểu chuồng hở (gồm 3 dãy chuồng lợn thịt, lợn choai, lợn nái). Trước đó, trang trại của ông có rất nhiều ruồi do nguồn cá rô phi nhập về để chế biến thức ăn cho gà, lợn.

"Mắc màn" cho đàn heo

Khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra với dãy lợn thịt trước, ông Phạm Duy Thành đã báo thú y xã tiêu hủy toàn bộ (khoảng 100 con) và xin khoanh các dãy chuồng chưa bị dịch để cách ly bằng lưới cước (hay còn gọi đơn giản là “mắc màn” cho lợn). Sau đó, ông chuyển dần sang dùng lưới chắn muỗi inox và cải tạo lại toàn bộ chuồng theo hướng an toàn sinh học.

Khoảng 2 tháng kể từ ngày dịch bùng phát ở địa phương đến nay, trang trại của ông không có lợn bị nhiễm dịch. “Tôi cũng đã gửi mẫu đi kiểm tra tại cơ quan thú y chuyên môn 2 lần, tổng cộng 25 mẫu. Kết quả là toàn bộ các mẫu đều âm tính với virus DTLCP” - ông Thành cho hay.

 chan dich ta lon chau phi: '5 khong 10 cam', cho heo 'ngu man' hinh anh 1

Ông Phạm Duy Thành đã thực hiện “mắc màn” cho khu vực chuồng trại nuôi lợn.  Ảnh:H.Đ

Theo ông Thành, cách làm này tương đối đơn giản, không quá tốn kém và có thể áp dụng rộng rãi tại các mô hình chăn nuôi hộ nhỏ lẻ (chuồng hở), hoặc trang trại có quy mô vừa và nhỏ không được bảo vệ khỏi côn trùng ruồi, muỗi, chuột...

Theo đó, bà con chăn nuôi có thể “mắc màn” cho lợn bằng loại lưới cước, lưới inox (lưới inox chống muỗi, mã SUS 304, giá 45.000 đồng/m2), tránh để ruồi, muỗi, chuột... xâm nhập. Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi, nên thực hiện nấu chín thức ăn cho lợn nếu nông hộ tự cung cấp thức ăn. Không sử dụng nước mặt cho lợn ăn uống, tắm hay rửa chuồng trại; nếu buộc phải dùng thì cần dùng hóa chất khử trùng để diệt mầm bệnh. Đồng thời, tiến hành chia nhỏ quy mô chuồng để khi chẳng may xảy ra dịch sẽ hạn chế thiệt hại.

Tuân thủ áp dụng "5 không" và "10 cấm"

Theo các chuyên gia dịch tễ, trong hoàn cảnh dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành trên diện rộng, cần thực hiện "5 không" và 10 cấm để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này.

“5 không” gồm: Không giấu dịch. Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết. Không giết mổ tiêu thụ. Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt. Không vứt lợn chết ra môi trường. 

10 cấm gồm: 

CẤM sử dụng thức ăn thừa của người, các phụ phẩm chế biến từ nhà bếp chưa xử lý nhiệt cho lợn ăn. Trong thức ăn thừa hoặc phụ phẩm chế biến từ nhà bếp có thể lẫn thịt lợn, các sản phẩm chế biến thịt lợn nhiễm virus ASF.  

CẤM đưa thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn từ bên ngoài vào trang trại. Có thể sử dụng lợn nuôi tại trại làm thực phẩm. Cần chủ động tìm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín, rõ nguồn gốc cho trại. Nhà ăn bố trí xa khu chăn nuôi, có người nấu ăn riêng cho cán bộ và công nhân làm việc trong trại, có rãnh thoát nước riêng từ nhà bếp vào hố biogas.  

CẤM động vật hoang dã vào trại lợn, cấm nuôi và thả rông các động vật khác trong trại. Phòng các loại động vật (lợn hoang, chó, mèo, dơi, chuột) vào trại. Nuôi nhốt chó và kết hợp quản lý phòng dịch bên trong trại. 

4 CẤM người chăn nuôi bên ngoài, người lạ vào trại khi chưa được phép. Tất cả người lạ, khách thăm quan trước khi vào chuồng, trại cần phải nghỉ cách ly lợn theo quy định. Khi vào trại thực hiện sát trùng, tắm, thay quần áo, dung cụ thiết bị đặt trong tủ UV 5 phút. Thay ủng trước khi vào mỗi chuồng nuôi.  

CẤM mang đồ sinh hoạt cá nhân, túi xách và thiết bị cá nhân vào chuồng nuôi. Các dung cụ, thiết bị cần thiết mang vào (bút, sổ sách, điện thoại) cần phải khử trùng trong tủ UV tối thiểu 5 phút. Tuyệt đối không mang túi xách, ví vào trong chuồng nuôi.  

CẤM xe vận chuyển bên ngoài vào khu vực chăn nuôi, đặc biệt xe vận chuyển phân, lợn. Các xe cung ứng cám, thuốc cần thiết vào trại cần sát trùng kỹ, cách ly và đỗ tại những nơi quy định. Xuất bán lợn tại cầu cân gần hàng rào xa chuồng nuôi, có điểm rửa – sát trùng trước và sau khi xuất bán lợn. 

CẤM tuyệt đối các xe mua lợn sống, xe mua lợn loại vào trong trang trại chăn nuôi. Nên vận chuyển lợn bằng xe nội bộ ra điểm bán tập trung rồi bán cho khách sẽ giảm thiểu rủi ro.  

CẤM vận chuyển lợn giống, hậu bị thay đàn từ vùng dịch vào trong trang trại chăn nuôi. Khi bắt buộc phải nhập hậu bị cần nuôi cách ly bên ngoài trại, xét nghiệm – kiểm tra định kỳ và đảm bảo mới cho nhập đàn.

 CẤM sử dụng nước sông, hồ tự nhiên làm nước uống cho lợn vì tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh (ASF, FMD, PRRS) rất cao. Nếu bắt buộc phải sử dung nước mặt từ các hồ chứa cần có hệ thống xử lý lọc đảm bảo, trước khi sử dung cho lợn cần khử trùng bằng Chloramin B.

CẤM bán hoặc giết mổ lợn ốm, lợn chết hoặc đưa lợn ốm, chết ra khỏi trại. Cần được xử lý ngay trong trại để giảm thiểu rủi ro từ xe khách đến mua lợn chết đến từ trại khác hoặc vùng có dịch tạo ra nguy cơ lây lan bùng phát bệnh cho các trang trại khác. 

 
Theo Hải Đăng - Thiên Hương/danviet.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: trang trại

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 39860

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 486740

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60808697