01:28 EDT Thứ tư, 24/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi 2017: Nhìn lại để đi tới

Chủ nhật - 31/12/2017 23:35
Chăn nuôi là một trong số lĩnh vực cuối cùng của ngành nông nghiệp đang chuyển mạnh sang hướng sản xuất hiện đại, hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Năm 2017 đánh dấu cột mốc Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu gà sang Nhật Bản, nhưng cũng trong năm 2017 ghi nhận hiện tượng thịt heo nguồn cung đã vượt cầu, dẫn đến rối loạn giá cả.

Thị trường “quyết định”

Trước đây, ngành chăn nuôi Việt Nam chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa, do đó nguồn cung - cầu khá ổn định. Ngoại trừ những dịp lễ tết, dịch bệnh… giá cả có biến động nhiều. Nhưng mấy năm gần đây, khi chăn nuôi đã chuyển sang mô hình trang trại, sản xuất mang tính hàng hóa thì biến động giá cả trên thị trường có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào trong năm và việc tiêu thụ sản phẩm cũng phụ thuộc rất nhiều vào cung - cầu.

chăn nuôi 2017
 

Mới đây, trong Hội thảo “Chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị”, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định: Chưa bao giờ trong lịch sử, ngành chăn nuôi heo lại rơi vào điểm nghẽn dư thừa nguồn cung như đầu năm 2017.

Năm 2017 ghi nhận việc cả hệ thống chính trị  ra tay “cứu ngành chăn nuôi” mà cụ thể là cứu người nông dân. Liên tục một năm qua, người nuôi heo rơi vào tình trạng thua lỗ. Đàn heo cả nước ước tính đến tháng 10 giảm 5,4% so cùng kỳ năm 2016.

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam liên tục phát triển, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,5%/năm. Số liệu thống kê đến 1/4/2017 cho thấy, cả nước có khoảng 28,9 triệu con heo, sản lượng thịt hơi đạt 2,2 triệu tấn. Nghịch lý là sản xuất phát triển nhưng đầu ra lại khó khăn do thị trường trong nước đã bão hòa, trong khi xuất khẩu heo tiểu ngạch sang Trung Quốc bấp bênh. Hiện tượng sụt giảm đàn heo vào cuối năm 2017 đã phản ánh thực trạng cung đang lớn hơn cầu và sự bức thiết phải phát triển thị trường cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng.

 

Điêu đứng vì “thịt bẩn”

Ngoài việc cung lớn hơn cầu, năm 2017 đã chứng kiến người chăn nuôi điêu đứng vì những “sự cố” cực kỳ nghiêm trọng trong vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vụ việc lò mổ lớn nhất TP Hồ Chí Minh đã bị phát hiện tiêm thuốc an thần lên đàn heo khiến người nuôi thêm lao đao. Sau khi vụ việc bị phát giác, giá heo hơi tại Đồng Nai, Bình Dương, Long An… còn 27.000 - 29.000 đồng/kg, giảm 2.000 - 4.000 đồng/kg. Mặc dù thịt heo sạch được cung cấp cho thị trường với giá cả hợp lý nhưng dường như niềm tin của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề. Đến thời điểm tháng 12.2017, giá thịt gà đã cao hơn giá thịt heo tại thủ phủ chăn nuôi Đông Nam bộ, là hiện tượng chưa từng xảy ra.

Năm 2017 cũng ghi nhận nỗ lực giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Theo Bộ Y tế, từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng 2 lần. Tình hình dịch bệnh, tính đến 24/10/2017, cả nước không còn tỉnh nào phát sinh dịch tai xanh và lở mồm long móng trên heo. Danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi từ 43 loại trước đây, đã cắt giảm còn 15 loại và cũng chỉ được phép sử dụng đến ngày 31/12/2017.

Các chuyên gia nước ngoài đều cho biết, chính việc lạm dụng kháng sinh và dùng kháng sinh phổ biến trong chăn nuôi, sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng, sử dụng thuốc an thần trong chăn nuôi… đã khiến thịt heo Việt Nam khó xuất khẩu.

Nhu cầu thịt heo xuất khẩu rất lớn, chỉ riêng thị trường Hàn Quốc, năm 2016 nước này phải nhập khẩu các sản phẩm thịt với tổng trị giá lên tới hơn 5 tỷ USD. Nếu các nhà chăn nuôi Việt Nam đảm bảo được các tiêu chí sản xuất sạch, bền vững, chắc chắn thịt heo Việt Nam có thể xuất khẩu sang Hàn Quốc và nhiều nước khác.

Giá heo vẫn “nóng” trong năm 2017
Giá heo vẫn “nóng” trong năm 2017

 

Cạnh tranh nhập khẩu

Theo Cục Chăn nuôi, 6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu thịt heo từ 14 nước với tổng số lượng hơn 4,6 nghìn tấn, kim ngạch hơn 7,8 triệu USD. Cụ thể, nhập khẩu từ Ba Lan gần 1.000 tấn (chiếm 21%), nhập khẩu từ Mỹ hơn 713 tấn (chiếm 15,4%), Đức hơn 608 tấn (chiếm 13,1%); Tây Ban Nha hơn 555 tấn (chiếm 12%), Canada 502 tấn (chiếm 10,8%). Thực phẩm đông lạnh chủ yếu là nhóm hàng thứ phẩm giá rất rẻ (cổ, cánh, chân, đầu, phủ tạng gia súc, gia cầm và thịt trâu…) từ nhiều nước vẫn len lỏi vào Việt Nam.

Trao đổi với chúng tôi, nhiều nhà tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu cho biết: “Do sản xuất trong nước vẫn còn nhiều khoảng trống, dẫn đến một số phân khúc thị trường bị thiếu hụt nên sản phẩm nhập khẩu vẫn có chỗ đứng”. Anh Phương, một thương lái chuyên bán thịt bò cho các nhà hàng cho biết: “Đa số các địa phương đều tập trung nuôi bò sữa, nếu không có thịt bò nhập khẩu thì lấy đâu nguyên liệu cho các quán bò nướng và các quán lẩu?”. Tại TP Hồ Chí Minh, bò Củ Chi được xem là một đặc sản và chỉ tiêu thụ tại huyện Củ Chi, đa số các quán ăn, nhà hàng sử dụng thịt bò, thịt trâu đều phải tìm các nguồn cung nhập khẩu từ Australia, Ấn Độ, Campuchia…

 

Mở rộng xuất khẩu

Năm 2017 được xem là cột mốc lịch sử khi gà Việt Nam chính thức xuất khẩu vào Nhật Bản. Gà được nuôi tại miền Đông Nam bộ, nơi dịch bệnh ít xảy ra, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, có thể cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cả về giá và chất lượng.

Năm 2018, các doanh nghiệp đều cho biết sẽ phát huy thắng lợi của xuất khẩu gà để từng bước xuất khẩu heo, vịt, gà… sang các nước. Vài năm vừa qua, tình hình dịch bệnh được khống chế, uy tín ngành chăn nuôi Việt Nam cũng tăng lên. Nhiều đối tác từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, châu Âu đã tới Việt Nam để hy vọng sẽ tìm được nguồn cung xuất khẩu vào các thị trường này.

Sản lượng thịt heo năm 2017 ước đạt 2,75 triệu tấn, đưa Việt Nam lên đứng thứ sáu trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Brazil và Nga. Bài toán xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là xuất khẩu thịt heo là nhu cầu cấp thiết của ngành chăn nuôi trong năm 2018.

Giá thịt heo tại thủ phủ miền Đông Nam bộ đang ở mức mức 27.000 - 28.000 đồng/kg, khiến các trang trại thua lỗ 6.000 - 10.000 đồng/kg. Giải pháp trong năm 2018, Hiệp hội Chăn nuôi các tỉnh thành đều cho rằng cần nghiên cứu xem xét quy hoạch ngành chăn nuôi phù hợp cung - cầu và nâng cao chất lượng ngành chăn nuôi để mở rộng các thị trường xuất khẩu.

 

>> Theo Cục Chăn nuôi, hiện, Bộ NN&PTNT đang sửa chiến lược chăn nuôi theo hướng phát triển chuỗi. Hay tại hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp đóng góp cho Dự thảo Luật chăn nuôi, trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ V năm 2018 và thông qua trong kỳ họp thứ VI năm 2018, cơ sở chăn nuôi phải đăng ký khai báo với UBND cấp huyện và địa điểm do địa phương phê duyệt, tránh tình trạng dư thừa.

Nguồn: nguoichannuoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240


Hôm nayHôm nay : 26127

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1102119

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65088063