04:23 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chặt càphê trồng hồ tiêu: Hệ lụy khôn lường

Thứ hai - 10/09/2012 20:44
Phần lớn diện tích càphê ở Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ lão hóa khiến năng suất, sản lượng đạt thấp, trong khi giá hồ tiêu ngày một tăng cao. Đây là lý do khiến nhiều nông dân chặt bỏ càphê trồng hồ tiêu. Thực tế này một lần nữa dóng lên hồi chuông cảnh báo về việc sản xuất theo phong trào và vòng luẩn quẩn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương.
 
Rất nhiều hộ dân đốt phá rẫy cà phê để trồng hồ tiêu.

“Chuyện cũ như mới”!

Thời điểm này, phần lớn diện tích càphê ở các tỉnh Tây Nguyên đã và đang bước vào thời kỳ lão hóa nên sản lượng, năng suất có dấu hiệu giảm dần theo từng niên vụ, ngược lại, giá tiêu đang có xu hướng tăng (120.000 -130.000 đồng/kg). Đây chính là nguyên nhân khiến nông dân các tỉnh chặt bỏ càphê để trồng hồ tiêu.

Ông Nguyễn Bá Khẩn ở xã Tân Tiến (Buôn Đôn - Đắk Lắk) cho biết, gia đình có 5 sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2) càphê canh tác được 17 năm, đến nay, hầu hết diện tích càphê đã già cỗi nên sản lượng thu về chẳng đáng là bao, trong khi tiêu đang có giá nên ông chặt bỏ càphê để trồng tiêu.

Cũng chung “chí hướng” với ông Khẩn, ông Nguyễn Văn Hải ở xã Ea Nhôn (Buôn Đôn) đang đưa trên 400 trụ tiêu vào trồng dày đặc trong 4 sào càphê đã già cỗi. Ông Hải cho hay: “Tôi chưa phá càphê vội vì để che bóng mát cho tiêu, chờ 1 năm sau, khi tiêu bén xanh mới chặt bỏ hoàn toàn. Khó khăn lớn nhất trong việc trồng tiêu là giá trụ hơi đắt, trên 200.000 đồng/trụ, trước đây rừng còn nhiều nên dễ kiếm gỗ, giờ phải mua lại nên chi phí sản xuất đội lên khá cao”, ông Hải nói.

Tại Cư Kuin (Đắk Lắk), những năm trước, toàn huyện có khoảng 1.200ha tiêu, năm nay tăng lên 1.500ha, tập trung chủ yếu ở các xã Ea Bhôk, Ea Ning, Ea Hu… Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp Đắk Lắk, diện tích tiêu của tỉnh không dừng lại ở con số 5.700-5.800ha mà sẽ tăng gấp đôi so với quy hoạch, khoảng 10.000ha. Các vùng trồng tiêu ngoài quy hoạch ở địa bàn các huyện Ea H’Leo, Krông Buk, Buôn Hồ, Krông Pak, Krông Năng… hiện đã lên đến 300 - 400ha.

Lâm Đồng là tỉnh đứng thứ hai cả nước (sau Đắk Lắk) về diện tích càphê với gần 145.000ha, chiếm khoảng 26% tổng diện tích và 28% sản lượng càphê cả nước. Tuy nhiên, cây càphê đang có dấu hiệu bị thất sủng khi tiêu liên tục xác lập những mốc giá mới. Mặc dù chưa có số liệu thống kê về diện tích càphê bị chặt bỏ nhưng diện tích tiêu đã tăng lên gần 1.000ha, tập trung tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Đáng chú ý là trong số này có một số diện tích không nhỏ từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu là việc phá vườn cây càphê chuyển sang trồng hồ tiêu.

Hệ lụy khôn lường

Ồ ạt trồng tiêu nhưng người dân lại không tìm hiểu xem vùng đất, khí hậu địa phương mình có phù hợp hay không? Hậu quả là nhiều gia đình ngậm ngùi “ôm trái đắng”.

Bà Lê Thị Tám ở xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) cho biết: “Gia đình có hơn 600 trụ tiêu mới trồng cuối năm 2010, đến nay không hiểu sao vườn tiêu có biểu hiện chững lại rồi vàng lá và chết rất nhanh, hiện đã chết trên 300 trụ, nhiều trụ khác đang tiếp tục vàng lá”. Theo phỏng đoán của bà Tám, có lẽ tiêu chết là do thời gian qua tiêu bị ngập úng vì mưa nhiều. Bà cho biết thêm, trước đây, gia đình có 6 sào càphê già cỗi, sản lượng chẳng được bao nhiêu, thấy tiêu được giá nên bà phá bỏ vườn càphê để trồng tiêu. Giờ thì càphê không còn nhưng tiêu cũng chẳng cho thu hoạch.

Chung số phận với những vườn tiêu khác, vườn tiêu của gia đìnhanh Bùi Văn Nghĩa ở xã Quảng Phú (Cư M’gar) cũng đã chết 100/300 trụ với triệu chứng tương tự. Theo anh Nghĩa, từ khi phát hiện vườn tiêu nhiễm bệnh, gia đình tìm mua thuốc chữa trị những vẫn không hiệu quả.

Việc chặt ồ ạt chặt phá càphê ở Tây Nguyên còn là mối đe dọa lớn đối với việc phát triển bền vững cây càphê tại đây. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk, tỉnh đã và đang thực hiện đề án phát triển càphê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với một số chỉ tiêu cụ thể: duy trì diện tích ổn định 150.000ha, sản lượng bình quân 400.000 tấn/niên vụ... Tuy nhiên, việc thực hiện đề án này không hề đơn giản bởi 85% diện tích càphê là do người dân tự trồng và quản lý, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Việc chuyển đổi cây trồng tự phát như hiện nay cũng đe dọa đến tiến độ thực hiện đề án nếu ngành chức năng không sớm tích cực vào cuộc.

Bá Thăng

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 491


Hôm nayHôm nay : 32806

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 646757

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70874072