15:12 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chế phẩm sinh học xử lý môi trường nông thôn

Thứ hai - 26/08/2013 20:15
Trước thực trạng chất thải gia súc, gia cầm và các phế phụ phẩm nông nghiệp chưa được xử lý triệt để, dẫn tới ô nhiễm môi trường, những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc chủ động sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học BIOMIX1 vào xử lý môi trường chăn nuôi, tạo thêm nguồn phân bón hữu cơ và phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm bước đầu đem lại kết quả khá tốt.

Nhờ sử dụng chế phẩm sinh học, cộng thêm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, phần lớn diện tích cây su-su ở Tam Ðảo cho năng suất cao.
Nhờ sử dụng chế phẩm sinh học, cộng thêm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi,
phần lớn diện tích cây su-su ở Tam Ðảo cho năng suất cao.

Chủ động "sản xuất" nguồn phân bón

Chế phẩm sinh học BIOMIX1 ra đời từ kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước của Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sau đó chuyển giao công nghệ sản xuất cho Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc. Chúng tôi về xã Hồ Sơn, huyện Tam Ðảo, nơi có khoảng 100% số đồng bào dân tộc Sán Dìu tham gia xử lý chất thải gia súc, gia cầm cũng như rơm, rạ bằng chế phẩm sinh học BIOMIX1. Dẫn chúng tôi ra thăm "mô hình" xử lý phân gia súc, gia cầm và rơm, rạ, bác Hoàng Văn Phúc ở thôn Làng Hà, xã Hồ Sơn không giấu được niềm vui. Thôn Làng Hà có truyền thống chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây su-su. Trước đây khi cán bộ chưa về chuyển giao kỹ thuật xử lý phân gia súc, gia cầm, cả thôn luôn chịu cảnh ô nhiễm môi trường; nhiều nhà có con nhỏ thì hoảng sợ vì bọ mạt gà cắn ngứa ngáy ngày đêm rất khó chịu. Có mặt tại thôn Làng Hà, anh Trần Ðại Nghĩa, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Ðảo cho biết: Hồ Sơn đã ứng dụng chế phẩm sinh học BIOMIX1 được hai năm để phát triển cây su-su, riêng thôn Làng Hà khoảng 30 ha su-su tốt tươi, năng suất liên tục tăng.

Bác Phúc dẫn chúng tôi ra thăm đường làng, nơi "tập kết" các nguồn phế thải của thôn, xã. Bác cho biết: Trước khi bước vào vụ trồng mới một tháng, trên trục đường liên thôn, xã, người dân thường thu gom phân chuồng các loại đổ thành đống lớn. Nhà nào cũng làm vậy nên khi trời mưa, nắng nóng mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu. Mặc dù cán bộ đã về chuyển giao kỹ thuật để xử lý nhưng người dân vẫn có thói quen đổ phân ra đường. Sau hai năm xử lý chất thải gia súc, gia cầm cũng như rơm, rạ, bác Phúc và nhiều người dân khẳng định, với một kg BIOMIX1, gia đình có thể tạo ra một tấn phân hữu cơ từ rơm, rạ. Không những thế, một kg BIOMIX1 người dân còn có thể xử lý triệt để được một tấn phân chuồng các loại sạch mùi, không còn bọ mạt gà. Từ kết quả nói trên, bác Phúc dự định trong thời gian tới sẽ sản xuất sáu tấn phân hữu cơ để bón cho hai sào cây su-su. Từ ngày tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ, cây su-su nhà bác Phúc lớn nhanh, nhiều ngọn và sai quả. Trừ chi phí, công lao động, bình quân mỗi sào su-su gia đình bác Phúc thu lãi hơn bảy triệu đồng/sào/vụ. Từ khi có dự án này, phần lớn người dân tộc Sán Dìu bây giờ không đốt rơm, rạ nữa mà gom hết lại xử lý làm phân hữu cơ.

Cải thiện môi trường nông thôn

Trao đổi ý kiến với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thùy Ngân, cán bộ Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc cho biết: Từ năm 2011 đến nay, trung tâm đã sản xuất, cung cấp hàng trăm tấn chế phẩm sinh học BIOMIX1 cho nông dân ở các huyện, thành phố. Từ kết quả triển khai thí điểm, năm 2012, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định giao trung tâm thực hiện dự án: "Ứng dụng chế phẩm sinh học BIOMIX1 xử lý môi trường chăn nuôi, môi trường nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm". Ðến nay, trung tâm đã cung cấp 60 tấn BIOMIX1 tới tay người dân ở chín huyện, thị xã trong tỉnh. Quá trình triển khai, trung tâm chủ động phối hợp với UBND các huyện, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm này cho cán bộ, nông dân, nhất là đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Tam Ðảo.

Thực tế cho thấy, sau gần hai năm triển khai, ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, ngoài chất thải gia súc, gia cầm và các phế phụ phẩm trong nông nghiệp được xử lý, thì một nguồn lớn rác thải sinh hoạt trong nhân dân cũng được xử lý tại các bãi rác thải tập trung của xã. Tại các huyện Tam Dương, Tam Ðảo và Bình Xuyên, phần lớn nông dân sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân gia súc, gia cầm vì khu vực này có nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi với quy mô lớn. Riêng huyện Tam Ðảo thì sử dụng chế phẩm này vào phục vụ cây vụ đông, đặc biệt là cây su-su với diện tích khoảng 300 ha. Bình quân mỗi huyện được cấp miễn phí sáu tấn chế phẩm sinh học BIOMIX1/năm.

Kết quả triển khai tại các huyện: Bình Xuyên, Tam Ðảo, Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Yên... cho thấy, đối với các loại phân gia súc, gia cầm khi được xử lý bằng chế phẩm sinh học BIOMIX1, sau từ bảy đến mười ngày mùi hôi, thối đã giảm, không còn bọ mạt, ruồi muỗi; đến 25 ngày là hoai mục, thuận lợi cho việc chăm bón cây trồng. Ðáng chú ý, khi người dân sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải còn tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng đối với cây trồng, cải tạo đất tơi xốp và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thời gian ủ rơm, rạ cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu rơm, rạ thu hoạch vụ hè thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn vụ đông bởi nhiệt độ cao thuận lợi cho các vi sinh vật có trong chế phẩm sinh trưởng và phát triển. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật thúc đẩy phế thải khi được ủ sẽ phân hủy và hoai mục nhanh.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc Vũ Mạnh Toàn cho biết: Qua đánh giá, tỷ lệ ứng dụng các đề tài, dự án khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh vào sản xuất, đời sống chiếm 66%; nhiều đề tài ứng dụng có sức lan tỏa mạnh, tạo chuyển biến về tập quán canh tác, phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Bên cạnh những mặt thuận lợi, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc cũng tỏ ra lo lắng vì một số khó khăn nhất định của dự án này. Ông Toàn cho biết: Nhu cầu sử dụng chế phẩm BIOMIX1 để xử lý chất thải gia súc, gia cầm cũng như phế thải nông nghiệp của người dân hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên, số lượng chế phẩm cấp cho các huyện phân bổ tới người dân hiện nay còn ít do kinh phí dự án eo hẹp, cho nên sở sẽ cấp ưu tiên những vùng trọng điểm, vùng chăn nuôi có quy mô lớn. Bên cạnh đó, tại các địa phương như Vĩnh Tường và Yên Lạc, việc thu gom rác thải thành đống để đưa chế phẩm sinh học vào xử lý làm phân hữu cơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi người dân cho rằng mất nhiều thời gian, công sức, chậm thời vụ gieo trồng. Không chỉ vậy, phần lớn rác thải ở các huyện nói trên khi xử lý vẫn chưa được phân loại do nguồn nhân lực vệ sinh môi trường nông thôn còn ít, một số nơi không có...

Long Thành
Nguồn: nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 195


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1146887

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71374202