Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng sự cố môi trường, du lịch biển Hà Tĩnh đã hồi sinh từng bước giúp các hộ kinh doanh "sống lại"
Theo đó, trường hợp đối tượng thiệt hại là người dân sống ven biển làm nghề có tính, chất đơn giản như: bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch; chủ và lao động làm việc trong các cửa hàng ăn uống phục vụ khách du lịch có địa điểm kinh doanh hoặc có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị thiệt hại do sự cố môi trường biển nằm trong các khu, điểm du lịch ven biển có ban quản lý khu, điểm du lịch (BQL Khu du lịch Thiên Cầm và BQL Khu du lịch Xuân Thành) thì kê khai, xác định thiệt hại theo đúng hướng dẫn tại các văn bản hiện hành;
Trường hợp đối tượng thiệt hại là người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản như: bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch; chủ và lao động làm việc trong các cửa hàng ăn uống phục vụ khách du lịch có địa điểm kinh doanh hoặc có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị thiệt hại do sự cố môi trường biển nhưng nằm ngoài các khu, điểm du lịch ven biển (không có ban quản lý khu du lịch) thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã ven biển chịu trách nhiệm chỉ đạo rà soát, kiểm tra, xác định, thẩm định thiệt hại đảm bảo đúng đối tượng (đúng địa điểm, thực tế bán hàng phục vụ khách du lịch) và niêm yết công khai theo quy chế dân chủ cơ sở.
Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm về tính xác thực tiêu chí "phục vụ khách du lịch" của hồ sơ kê khai bồi thường thiệt hại nhóm đối tượng này và hoàn thành việc kê khai, bồi thường thiệt hại, chi trả tiền trước ngày 30/5/2017.
UBND tỉnh giao Sở VHTT&DL chủ trì, phối hợp với các Sở: Công thương, Tài chính, NN&PTNT và cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các địa phương, kịp thời hướng dẫn xử lý các vướng mắc phát sinh; trường hợp vượt thẩm quyền, tham mưu phương án xử lý, báo cáo đề xuất UBND tỉnh.
H.X/bsaohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn