10:59 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính sách cho nông dân: Đổi tư duy để nâng hiệu quả

Thứ năm - 30/06/2016 11:24
Từ trước tới nay có không ít chính sách để phát triển nông nghiệp nói chung, hỗ trợ người nông dân nói riêng, song trong thời hội nhập, nhiều chuyên gia đánh giá muốn hiệu quả, tư duy về chính sách phải thực sự thay đổi theo hướng trở thành động lực, kích thích người nông dân tự phát huy nội lực thay vì tâm lý ban phát, hỗ trợ trực tiếp.

 

Chính sách đóng vai trò then chốt làm thay đổi "bộ mặt" của nền nông nghiệp Việt Nam.  Ảnh: Internet

Chính sách không phải là đem tiền ra chia 

Tại hội thảo “Nhà báo và vấn đề chính sách cho nông dân” do Báo Nông thôn Ngày nay và Câu lạc bộ phong viên nông nghiệp, nông dân, nông thôn phối hợp tổ chức ngày 30-6, tại Hà Nội, ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho rằng: 30 năm sau đổi mới có 3 giai đoạn chính sách dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trước tiên là giai đoạn chính sách “cởi trói”, trả quyền cho nông dân tự do hóa thương mại. Chính phủ trực tiếp chỉ đạo từ trên xuống dưới, cụ thể tới mức “trồng cây gì, nuôi con gì”.

Giai đoạn thứ hai là chính sách tạo hành lang. Chính phủ không “cầm tay chỉ việc” quá nhiều mà chuyển sang quản lý, giám sát, định hướng giúp người nông dân… Đây là điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, giúp nông nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường thế giới.  Ở thời điểm hiện tại là giai đoạn Chính phủ kiến tạo, mở đường, phối hợp phục vụ người dân. 

“Có thể khẳng định, suốt thời gian dài sau đổi mới, chính sách đóng vai trò đột phá trong thành công của nền nông nghiệp Việt Nam, đưa Việt Nam từ nước thiếu gạo trở thành quốc gia có những mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên dễ thấy, định hướng nông nghiệp vẫn là phát triển theo chiều rộng nên lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhưng lộn xộn, giá rẻ. 5 năm gần đây, tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm. Thậm chí, nửa đầu năm 2016, lần đầu tiên ngành nông nghiệp không hề tăng trưởng”, ông Sơn nói. 

Về “bộ mặt” nông thôn Việt Nam, theo ông Sơn đến nay đã có nhiều thay đổi, cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn… phát triển mạnh. Tuy nhiên, nợ đọng xây dựng cơ bản còn khá lớn. Điều quan trọng là, sự đổi thay chỉ thể hiện ở bề nổi còn thực chất các cấp, ngành địa phương cũng như người nông dân chưa thay đổi tác phong, nếp sống, vẫn chủ yếu trông chờ vào chính sách, chờ Nhà nước rót vốn để đổi mới.

 “Muốn thực sự thay đổi tác phong, chuyển từ nền nông nghiệp kém cạnh tranh sang sản xuất theo chiều sâu, nâng cao giá trị và sự bền vững thì phải thông qua chính sách, tuy nhiên mấu chốt là thay đổi tư duy về chính sách của cả lãnh đạo lẫn người nông dân. Trước đây, có nhiều cách hiểu cho rằng, chính sách đơn giản là gói tiền lớn của Nhà nước để đem ra chia, hỗ trợ cho một số đối tượng. Cách hiểu đó hoàn toàn sai. Chính sách không phải là ban phát mà phải tạo động lực, kích thích để người dân tự phát huy nội lực của mình”, ông Sơn nhấn mạnh. 

Phân tích sâu hơn về sai lầm trong xây dựng, triển khai chính sách theo hướng ban phát, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, ông Sơn đưa ra dẫn chứng, Thái Lan là ví dụ khá điển hình khi quốc gia này trợ cấp cho nông nghiệp nặng nề, nhất là lúa gạo. Thái Lan trợ cấp cho nông dân trồng lúa cả đầu vào lẫn đầu ra làm méo mó thị trường và hậu quả là tồn kho gạo Thái Lan rất lớn. 

“Việt Nam không nên như vậy. Chính phủ nên đầu tư tiền vào cơ sở hạ tầng, khuyến nông, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, kết nối thị trường,… chứ không để nông dân ỷ lại vào sự hỗ trợ”, ông Sơn bày tỏ quan điểm. 

Xét lại cơ cấu chính sách 

Xung quanh câu chuyện chính sách cho nông nghiệp, nông dân, ông Hoàng Trọng Thủy, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nông thôn mới mới cho rằng, nhìn thẳng vào thực tế, nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều, song nền nông nghiệp không phải đang ở tầm cao mới và “cất cánh” trong hội nhập mà vẫn tương đối hạn chế. Mâu thuẫn của Việt Nam là sản xuất nhỏ trước thị trường lớn.

Muốn tháo gỡ khó khăn, cần nhất chính là chính sách, song chính sách phải đúng và “trúng”. Suốt giai đoạn 2009-2014, Nhà nước ban hành tới 28 chính sách tương đối lớn về nông nghiệp, phân ra các lĩnh vực như đất đai, vốn tín dụng, sản xuất khuyến nông, thương mại và nông sản, dân sinh và nông thôn mới, khoa học con nghệ… Tuy nhiên, trong số đó chính sách về khoa học kỹ thuật khá ít. Trong khi đó, để hội nhập, người nông dân phải vượt qua 4 “đỉnh núi” là vốn, khoa học kỹ thuật, thương hiệu và thị trường. Vì thế, thời gian tới chính sách cần điều chỉnh lại cơ cấu cho phù hợp.

“Trong hệ thống các chính sách, điều đáng bàn là bóng dáng của người nông dân khá mờ nhạt, nhất là ở khâu đàm phán hợp đồng. Nông dân luôn được cho là chủ thể của sản xuất nông nghiệp, song không được sở hữu đất đai, không có quyền định giá sản phẩm của mình,… thì làm chủ cái gì? Rõ ràng, chính sách thời gian tới phải đổi thay điều này, trao cho nông dân thực quyền”, ông Thủy nhấn mạnh. 

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Tổng Thư ký Tổng hội nông dân Việt Nam góp ý thêm: Trong giai đoạn mới, thay đổi tư duy làm chính sách là điều quan trọng. Về vấn đề này, báo chí nói chung cần góp “tiếng nói” quyết liệt hơn trong phản ánh tâm tư nguyên vọng, đòi hỏi chính đáng của người nông dân để cơ quan quản lý Nhà nước hoạch định chính sách cho sát thực tế, đi vào cuộc sống.

Theo Thanh Nguyễn/baohaiquan.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241


Hôm nayHôm nay : 51713

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1002742

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72685451