Video: Kho đồ cổ vô giá của một người dân ở Hà Tĩnh
Bắt đầu đam mê sưu tập từ năm 2005, gia tài của anh Nguyễn Tuấn có đủ loại cổ vật niên đại từ vài trăm năm như thời các triều Nguyễn, Quang Trung hay cổ vật có niên đại nghìn năm. Anh có những món đồ sứ men màu lam, chỉ dụ của vua hay những cây đèn dầu được chạm khắc tinh vi; những bộ sưu tập gốm sứ của các triều đại Nguyên, Thanh (Trung Quốc)…
Trong đó, nhiều cổ vật có giá trị “thiên hạ vô đối” như chiếc bình vôi tuổi đời 1.000 năm từ thời nhà Lý; những chiếc thạp, ché, chén, bát… được làm từ lò gốm Chu Đậu với niên đại hàng trăm năm
Bỏ ra hàng trăm triệu đồng, đến nay, anh Tuấn sở hữu khoảng 300 món đồ cổ, trong đó có những cổ vật vô giá
“Cổ vật gắn với cuộc sống hằng ngày của tôi. Nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Từ lúc biết chơi cổ vật đến nay đã 13 năm, tôi chỉ biết mua chứ không bán, bởi mỗi cổ vật đều có giá trị riêng và ý nghĩa khác nhau” - anh Nguyễn Tuấn chia sẻ.
Chưa bao giờ anh Tuấn nghĩ sẽ bán cổ vật hoặc tặng một người nào bởi đối với anh, chơi đồ cổ còn là cách lưu lại một kho tàng lịch sử, văn hóa truyền thống quý giá
Cặp đôn được làm bằng gốm Biên Hòa từ thời nhà Nguyễn có niên đại cách đây trên 100 năm
Chiếc đĩa thấu quang (thời nhà Minh) mỏng, nhẹ, đạt đến đỉnh cao của gốm sứ.
Tương truyền, để làm nên chiếc chén với những họa tiết tinh xảo này, người ta phải dùng lông từ đuôi con chuột chấm vào men chàm để vẽ
Gốm sứ dòng xanh trắng từ đời nhà Thanh (Trung Quốc)
Anh Tuấn cực kỳ yêu thích những cổ vật mang đậm dấu ấn Việt Nam từ thời Lý, Trần, Lê, bởi qua đó, người chơi có thể hiểu được bản sắc văn hóa của ông cha từ thời ngàn xưa để lại
Nhiều món cổ vật mà anh Tuấn sưu tầm được, giới đồ cổ thèm muốn nhưng không có được. Có người sẵn sàng ngã giá tiền tỷ nhưng anh nhất quyết không bán. Theo anh, đồ cổ đến với mình là cái duyên, chơi đồ cổ để tâm lắng đọng nên chỉ để ngắm và dành lại cho con cháu
Theo Ngân Giang -Thăng Long/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn