18:17 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Choáng ngợp vườn rau sạch tiền tỷ ở Thái Nguyên

Thứ sáu - 12/10/2018 23:16
Đến đúng vụ thu hoạch rau nên chúng tôi được ngắm một không gian xanh mướt trong khuôn viên khu trồng rau VietGAP tiền tỷ của Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn do ông Hoàng Văn Hòa (xóm Trại, xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) làm tổ trưởng.

Qua bắt chuyện mới biết ông chủ nơi đây từng từ bỏ giấc mơ dang dở khi đang là sinh viên trường Đại học cảnh sát, ông hiện đang là tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất rau an toàn mang lại thu nhập kinh tế cao. Hiện ông Hòa đang là tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của xã Bình Thuận.

Dẫn PV Dân Việt đi thăm cánh đồng rau sạch, ông Hòa chia sẻ: Hiện cả tổ hợp tác có 27 tổ viên với tổng diện tích trồng rau an toàn trên 3ha trong đó mô hình trồng rau trong nhà lưới chiếm 0,8ha. Ông cho biết: Ở xã Bình Thuận này nghề trồng rau đã có từ lâu đời, không nhớ rõ là khi nào nhưng những người dân ở đây sinh ra, lớn lên và sống gắn bó với cái nghề này đã bao đời nay. Theo ông Hòa, gia đình ông có 3 sào rau, thu nhập mỗi năm từ trồng rau lên tới gần trăm triệu, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.

 choang ngop vuon rau sach tien ty o thai nguyen hinh anh 1

Ông Hòa đang giới thiệu với PV về quy trình sản xuất rau an toàn

Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi phù hợp cho trồng nhiều các loại rau như: rau cải các loại, su hào, cà rốt, bắp cải...

Năm 2017, tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP xã Bình Thuận đã được thành lập với 27 tổ viên trong đó đến nay có 12 tổ viên tham gia sản xuất mô hình rau an toàn. Theo chị Đào Thị Hương – Chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ thì nguồn vốn thực hiện mô hình này do huyện hỗ trợ 70% gồm hệ thống nhà lưới và hệ thống tưới phun sương tự động, còn người dân đối ứng 30%.

Chị Hương chia sẻ thêm: mô hình trồng rau nhà lưới này có nhiều ưu điểm như chi phí đầu tư thấp, trồng được nhiều các loại rau hơn vì với mô hình này thì lượng ánh sáng phân bố đều nên tạo điều kiện thuận lợi cho rau phát triển. Cũng theo chị Hương thì trước khi áp dụng mô hình này, huyện đã đưa bà con nhân dân đi thăm quan các mô hình trồng rau sạch ở một số địa phương như Đồng Hỷ, Phổ Yên và Đông Anh, Hà Nội để bà con học tập...

 choang ngop vuon rau sach tien ty o thai nguyen hinh anh 2

Chuyên viên phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ dẫn PV Dân Việt đi thăm mô hình rau an toàn tại xã Bình Thuận

Còn ông Trần Văn Hùng, Chi hội trưởng Hội Nông dân xóm Trại, xã Bình Thuận chia sẻ: Quy trình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới tương đối đơn giản và không quá vất vả về khâu chăm sóc. Tuy nhiên để có được sản phẩm rau an toàn thì ngoài việc chọn hạt giống đảm bảo chất lượng, trước khi gieo trồng phải xử lý mầm bệnh có trong đất, tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho rau sau này.

Cũng theo ông Hùng thì thông thường thời gian từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch rau vào khoảng 45 ngày. Với việc thực hiện mô hình này, sản phẩm rau an toàn của tổ hợp tác đã được nhiều khách hàng tin dùng, nhờ đó mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trung bình 30 triệu đồng/sào/năm.

 choang ngop vuon rau sach tien ty o thai nguyen hinh anh 3

Vợ chồng ông Hùng đang thu hoạch rau để chuẩn bị diện tích đất cho vụ rau mới

Ông Hùng cho biết thêm: Khi tham gia tổ hợp tác, bà con đều được đi học các lớp tập huấn về chuyên môn kỹ thuật trồng rau an toàn do Hội Nông dân tỉnh tổ chức, nhờ đó năng suất, chất lượng rau ngày càng tăng. Bởi vậy, thay vì phải mang ra chợ bán lẻ như trước kia thì hiện nay, rau của gia đình làm ra chủ yếu cung cấp cho các thương lái tại các chợ đầu mối trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, rau VietGAP của tổ còn cung cấp cho Công ty cổ phần chế biến nông sản Thái Nguyên và một số trường mầm non trên địa bàn. Bình quân mỗi ngày gia đình ông bán ra thị trường khoảng trên 1 tạ rau, với mức giá 10.000 – 15.000/1kg tùy từng thời điểm, sau khi trừ tất cả chi phí, gia đình ông thu về gần trăm triệu đồng/năm.

Với mô hình trồng rau an toàn như hiện nay bên cạnh việc cung cấp một lượng lớn rau an toàn ra thị trường, còn giúp bà con nhân dân xóm Trại, xã Bình Thuận, huyện Đại Từ có thu nhập ổn định để thay đổi cuộc sống. Cây rau giờ đây không chỉ là thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày mà còn là cây làm giàu cho người dân trên mảnh đất Đại Từ, Thái Nguyên này.

Theo danviet.vn
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 207


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 962026

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72644735