07:27 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chống hạn vụ hè thu: Kiên quyết không trồng lúa ở nơi thiếu nước

Thứ bảy - 14/03/2020 11:23
Ngày 13/3, Bộ NNPTNT phối hợp UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2019-2020, kế hoạch sản xuất vụ hè thu 2020 của 13 tỉnh thành duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tại TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).

Theo Bộ NNPTNT, từ năm 2019 đến nay, toàn vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, tình hình hạn hán đang diễn ra gay gắt. Dự báo, đến cuối vụ đông xuân 2019-2020, toàn vùng Nam Trung Bộ có khoảng 3.000ha cây trồng bị thiếu nước. Riêng khu vực Tây Nguyên sẽ có khoảng 25.000 - 30.000ha cây trồng bị hạn hán.

Vụ hè thu 2020, tình hình hạn hán gay gắt đang dần lộ diện. Đến đầu tháng 3 này, lượng nước trong các hồ chứa toàn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đạt 62%, thấp hơn so cùng kỳ các năm trước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu cho biết, năm 2019 tỉnh này đã bị hạn nặng, khiến gần 4.000ha lúa thiếu nước tưới và bà con nông dân đã chuyển sang cây trồng cạn hơn 3.000ha. Năm nay, tình hình còn gay gắt hơn, do đó tỉnh Bình Định đã chỉ đạo kiên quyết bỏ khoảng 1.200ha đất lúa không có nước và chuyển đổi khoảng 2.000ha sang cây trồng khác.

 chong han vu he thu: kien quyet khong trong lua o noi thieu nuoc hinh anh 1

 Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh thăm đồng lúa của nông dân Bình Định. (ảnh Dũ Tuấn)

“Thời gian vừa rồi, UBND tỉnh Bình Định cũng chỉ đạo quyết liệt cho UBND các huyện phải làm sao tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách. Thứ nhất là ưu tiên lượng nước sinh hoạt cho người dân, thứ 2 là nước tưới cho nông nghiệp, chỗ nào không có nước thì dứt khoát không sản xuất hoặc chuyển sang trồng cây mè. Càng chống hạn càng tốn kém hơn, do vậy tôi đề nghị không có nước, thiếu nước chừng 2 - 3 đợt nữa thì không mở rộng diện tích nữa và giảm dần diện tích này” - ông Châu cho hay.   

"Tôi đề nghị các địa phương phải tổ chức rà soát lại rất kỹ càng cho từng vùng, từng tiểu vùng, nếu nguồn nước đáp ứng được mới cho sản xuất lúa”.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh 
 

Tại hội nghị, đại diện Bộ NNPTNT đã thông tin những thử thách lớn mà ngành nông nghiệp nước nhà đang phải đối mặt. Dịch bệnh tả lợn châu Phi trên đàn lợn vừa tạm lắng thì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hàng nông sản, thủy sản không xuất khẩu được khiến nông dân gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm hiện tại lại phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng hơn nhiều năm, đến sớm và rõ nhất là ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

Bộ NNPTNT đã lên 2 kịch bản đối phó với hạn hán, lấy mốc so sánh là đợt hạn nặng năm 2015-2016, theo đó sẽ giảm diện tích trồng lúa.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh yêu cầu các địa phương tích cực tập trung sử dụng giống lúa ngắn ngày năng suất cao, đẩy lịch thời vụ lên sớm hơn khoảng 15 ngày để tận dụng nguồn nước.

“Ở những nơi có nguy cơ không đủ nước tưới cho lúa chúng ta kiên quyết không trồng lúa và nghiên cứu chuyển sang cây màu cần ít nước, kể cả những nơi nước quá khó khăn chúng ta cắt vụ không gieo trồng. Đây là quan điểm chỉ đạo, đề nghị các địa phương phải tập trung để thực hiện các giải pháp ứng phó” - ông Doanh yêu cầu. 

http://danviet.vn/nha-nong/chong-han-vu-he-thu-kien-quyet-khong-trong-lua-o-noi-thieu-nuoc-1068000.html

Theo Dũ Tuấn/danviet.vn
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 387


Hôm nayHôm nay : 56840

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1509607

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74556578