07:02 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tập trung phòng trừ sâu bệnh hại lúa hè thu

Thứ bảy - 05/08/2017 23:14
Trước diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại cây trồng vụ hè thu, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công điện chỉ đạo cơ quan chuyên môn cùng chính quyền các địa phương tập trung phòng trừ.

Công điện cho biết, đến thời điểm này, các trà lúa giai đoạn đòng già, một số diện tích gieo cấy sớm vùng chạy lụt bước vào thời kỳ trổ bông, dự kiến trổ tập trung từ ngày 5 đến ngày 15/8.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở NN&PTNT, đến ngày 4/8/2017, các đối tượng sâu bệnh gây hại trên lúa diễn biến hết sức phức tạp, có nguy cơ gây thiệt hại đối với sản xuất.

chu tich ubnd tinh ha tinh chi dao tap trung phong tru sau benh hai lua he thu

Để dịch bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng thì Chủ tịch UBND địa phương đó phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh (Ảnh chỉ mang tính minh họa).

Cụ thể, rầy nâu, rầy lưng trắng mật độ trung bình 750-1.500con/m2, nơi cao 3.000-5.000 con/m2, cục bộ 15.000-20.000 con/m2 (Cẩm Dương, Cẩm Nam - Cẩm Xuyên; Thạch Văn, Thạch Thanh - Thạch Hà), rầy phổ biến ở pha trưởng thành, tuổi 1, tuổi 2 và có sự xen gối lứa, diện tích nhiễm 635ha, trong đó 99ha nhiễm nặng;

Sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành đã ra rộ, mật độ trung bình 3-5con/m2, nơi cao 15-30 con/m2phân bố tại hầu hết các địa phương; bệnh bạc lá phát sinh gây hại trên giống Bắc Thơm 7, nếp... tỷ lệ trung bình 5-7%, nơi cao 15-20%, diện tích nhiễm 5 ha tại Đức Thọ, Lộc Hà.... Dự báo thời gian tới thời tiết bước vào tiết lập thu trời oi nóng có mưa rào xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát sinh gây hại trên diện rộng và khả năng sẽ gây cháy từ 10/8 trở đi; sâu non, sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 sẽ nở rộ sau ngày 7/8 gây hại trên bộ lá đòng;

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của các đợt mưa bão và sâu cuốn lá nhỏ gây hại làm bộ lá bị tổn thương là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh bạc lá xâm nhiễm gây hại, đặc biệt trên các giống Bắc Thơm 7, Bte 1, TH3-3, TH3-5, nếp 97, 98...

Để chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh, bảo vệ an toàn lúa hè thu 2017, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT (Phòng Kinh tế); Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trông, vật nuôi; các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn tập trung chỉ đạo, phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở kiểm tra đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện chính xác thời điểm xuất hiện của các đối tượng sâu bệnh, đặc biệt rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá..., tiến hành khoanh vùng, cắm vè và hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả theo đúng quy trình kỹ thuật hướng dẫn phòng, trừ của Sở NN&PTNT;

Thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, tập trung điều tiết chế độ nước hợp lý (không để ngập úng hoặc thiếu nước) tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ bông, tăng khả năng kháng sâu, bệnh và nâng cao hiệu quả phòng trừ. Những địa phương có diện tích bị sâu bệnh gây hại nặng huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân tổ chức phòng trừ kịp thời, hiệu quả;

Theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện phòng, trừ sâu bệnh của Chủ tịch UBND cấp xã và các phòng, đơn vị chuyên môn; địa phương nào không quan tâm, chỉ đạo thiếu quyết liệt, không sâu sát, để dịch bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng thì Chủ tịch UBND địa phương đó phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh.

Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật làm tốt công tác điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo; kịp thời hướng dẫn, ban hành quy trình kỹ thuật phòng, trừ các đối tượng sâu bệnh hại trên cây trồng vụ hè thu năm 2017 để các địa phương thực hiện;

Huy động toàn bộ cán bộ kỹ thuật phối hợp với các địa phương bám sát đồng ruộng, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức phòng, trừ sâu bệnh kịp thời, đảm bảo hiệu quả thiết thực; thường xuyên báo cáo diễn biến của dịch bệnh trên cây trồng vụ hè thu năm 2017 và kết quả phòng, trừ ở các huyện, thành phố, thị xã về UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời;

Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, trừ sâu bệnh của Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; trường hợp địa phương nào lơ là, thiếu trách nhiệm phải kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh để chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm khắc; tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu kiểm tra, giám sát, lơ là, chủ quan, làm phát sinh và lây lan sâu bệnh trên diện rộng như vụ sản xuất vừa qua;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc BVTV; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm...
Theo H.X/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 46

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 44


Hôm nayHôm nay : 30445

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1193506

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72876215