12:05 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chung tay gìn giữ, bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm năng lượng

Chủ nhật - 23/03/2014 04:29
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kêu gọi mọi người tích cực chung tay, phát huy sáng kiến gìn giữ bảo vệ nguồn nước và các con sông, không chỉ cho hôm nay mà cả cho tương lai.

 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kêu gọi mọi người chung tay gìn giữ, bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm năng lượng. Ảnh VGP/Nguyên Linh
Sáng 21/3, cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Nước Thế giới 22/3 của năm 2014 với chủ đề "Nước và Năng lượng" tại TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

Tới dự mít tinh có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và hơn 5.000 người dân các dân tộc tỉnh Lai Châu.

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao ý nghĩa của Ngày Nước Thế giới, chủ đề "Nước và Năng lượng" của năm 2014 với 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân cũng như sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Theo Phó Thủ tướng, số liệu điều tra cho thấy, thực tế Việt Nam là quốc gia thiếu nước, khi 63% lượng dòng chảy có nguồn gốc từ bên ngoài và đứng trước nhiều thách thức lớn nếu các quốc gia ở thượng nguồn không có sự chia sẻ công bằng, sử dụng hợp lý các nguồn nước trên các dòng sông liên quốc gia.

Mặt khác, dòng chảy phân bố không đều theo mùa và theo vùng, tập trung 70-80% vào mùa lũ từ 2-3 tháng. Vì vậy, Việt Nam có lượng nước bình quân đầu người đạt khoảng 9.560m3/người/năm, thấp hơn chuẩn của quốc gia có tài nguyên nước trung bình là 10.000m3/người/năm.

Đối với mối quan hệ nước và năng lượng, Phó Thủ tướng đề cập tới tiềm năng và vai trò của các công trình thủy điện. Bên cạnh việc là một trong hai nguồn năng lượng chính (chiếm 37% tổng năng lượng) phục vụ phát triển đất nước, sinh hoạt của người dân, việc khai thác thủy điện trong thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế như chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu, yêu cầu bảo đảm an toàn trong xây dựng, vận hành; chưa thực hiện đầy đủ cam kết về môi trường, chưa khai thác sử dụng hài hòa tài nguyên nước…

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng kêu gọi mỗi địa phương, mỗi ngành, cộng đồng, mỗi người dân quan tâm, tham gia tích cực, phát huy sáng kiến gìn giữ bảo vệ nguồn nước, các con sông không chỉ cho hôm nay mà cả cho tương lai.

Các cơ quan quản lý tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên nước, đồng thời, tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng nhằm giảm sức ép về tài nguyên nước.

Chính phủ cũng tiếp tục triển khai Chương trình hành động tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vậnh hành khai thác công trình thủy điện nhằm quản lý, khắc phục những hạn chế, yếu kém, phát huy lợi thế của thủy điện

Bà Kwakwa đánh giá cao những hành động của Việt Nam hưởng ứng thông điệp của Liên Hợp Quốc về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên nước và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. Việc tiếp cận với nước sạch và năng lượng là một tiêu chí quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Trên toàn quốc, vẫn còn một tỷ lệ dân số không được tiếp cận với nước sạch và việc tổ chức sự kiện Ngày nước tại Lai Châu, một tỉnh miền núi còn khó khăn trong chính khâu tiếp cận nước sạch và năng lượng, có ý nghĩa quan trọng.

Ngày Nước Thế giới được Việt Nam tổ chức thường xuyên nhằm kêu gọi sự quan tâm của các cấp, ngành, cộng đồng cũng như mỗi người dân về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, nhất là các nguồn nước ngọt.

 

Các hoạt động nhân Ngày Nước Thế giới được nhân dân tích cực tham gia. Ảnh VGP/Nguyên Linh

Đặc biệt, năm 2014, chủ đề của Ngày Nước Thế giới là “Nước và Năng lượng” rất phù hợp với Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức về mối tương quan chặt chẽ giữa hai yếu tố cơ bản này. Đồng thời kêu gọi tìm kiếm biện pháp quản lý để có thể đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu của con người thông qua khai thác bền vững tài nguyên nước, sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm hướng đến một nền kinh tế tăng trưởng xanh.  

Nước và năng lượng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc sản xuất hay vận chuyển năng lượng đều phải sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt là sản xuất thủy điện, điện hạt nhân và nhiệt điện. Ngược lại, con người cần khoảng 8% nguồn điện trên phạm vi toàn cầu để bơm, xử lý và cấp nước tới các hộ sử dụng nước.

Ngày Nước Thế giới năm 2014 với chủ đề “Nước và Năng lượng” là cơ hội nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư về mối quan hệ tương tác giữa nước và năng lượng, cũng như thúc đẩy đối thoại chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan đến mối liên kết này.

Đây cũng là dịp để các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, học sinh, sinh viên, cộng đồng chia sẻ các sáng kiến, các mô hình, các giải pháp áp dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp và gắn kết các bên hữu quan, cùng giải quyết các vấn đề liên quan đến nước và năng lượng.  

Chương trình chào mừng Ngày Nước Thế giới năm 2014 bao gồm các hoạt động chính là: Lễ Mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Nước Thế giới; triển lãm ảnh “Nước-Năng lượng”; Giao lưu văn nghệ “Âm vang dòng sông”; trưng bày mô hình nước dưới đất; trưng bày các ấn phẩm liên quan đến tài nguyên nước và năng lượng và một số hoạt động tuyên truyền khác.  

Nguyên Linh
Nguồn baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 760


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1524393

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74571364