01:43 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chung tay triệt phân bón giả: Cần sửa đổi từ việc ra văn bản

Thứ hai - 22/04/2013 23:46
Sau khi đăng loạt bài “Chung tay triệt phân bón giả” vào đầu tháng 4, Báo NTNN tiếp tục nhận được bài viết phân tích về một số bất cập trong các văn bản quản lý sản xuất kinh doanh phân bón hiện nay.

Để rộng đường dư luận, NTNN xin giới thiệu tới bạn đọc:

Hiện nay, có một tình trạng phổ biến là: Văn bản pháp luật liên quan đến bộ, ngành nào thì giao cho bộ, ngành đó soạn thảo. Bộ ngành được giao thường là đơn vị sau này phải sử dụng chính những văn bản pháp luật đó để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình. Trong quá trình soạn thảo, cơ quan soạn thảo vô tình hay cố ý “gài, cắm” một số nội dung mang lại “sự thuận lợi” cho công tác quản lý, thậm chí có thể có cả những điều sẽ mang lại “quyền lợi” về sau... Việc này tưởng đơn giản nhưng lại gây ra không ít rắc rối:

Trong quản lý phân bón hiện có nhiều văn bản nhưng hiệu lực pháp lý thấp.

Thứ nhất, nó sinh ra một số thủ tục không cần thiết, gây khó khăn cho hoạt động của các đơn vị chịu sự chế tài của văn bản luật.

Thứ hai, cùng với việc làm tăng quyền là quá trình làm tăng khối lượng công việc cho đơn vị quản lý mà lẽ ra thuộc chức năng chuyên môn, chuyên sâu của bộ, ngành khác. Điều này sẽ gây ra sự lãng phí vì bộ, ngành có chức năng chuyên môn, chuyên sâu thì để đứng ngoài, trong khi đơn vị không chuyên sâu lại phải tuyển, đào tạo thêm người để làm những việc “ôm” thêm.

Thứ ba, công việc của bộ, ngành này lẽ ra phải được giám sát, kiểm tra của bộ ngành chức năng khác và ngược lại. Nếu các công việc tập trung toàn bộ về một đơn vị rất dễ sinh ra hiện tượng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Nhiều văn bản, nhưng hiệu lực quản lý thấp

Trong lĩnh vực quản lý việc sản xuất kinh doanh phân bón hiện nay, có rất nhiều bất hợp lý. Theo Nghị định số 113/2003/NĐ-CP của Chính phủ, “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, chính sách về sử dụng phân bón và sản xuất phân bón hữu cơ…”. “Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ NNPTNT và các bộ ngành liên quan xây dựng kế hoạch, chính sách về sản xuất phân bón vô cơ…”.

Các bộ ngành khác, trong đó có Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tham gia xây dựng chính sách quản lý phân bón, đặc biệt lĩnh vực quản lý chất lượng. Như vậy có sự phối hợp, chung tay của các bộ, ngành, vừa tận dụng được các cơ sở vật chất của toàn quốc, vừa đảm bảo khách quan, giám sát lẫn nhau, không chịu sự áp đặt trong chính sách của bất kỳ “nhóm lợi ích” nào.

Tuy nhiên với 2 quyết định: Quyết định 03/2007/QĐ-BNN về việc ban hành “quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù chuyên ngành nông nghiệp” và Quyết định số 33/2007/QĐ-BNN về việc ban hành quy định công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phân bón”. Bộ NNPTNT đã chuyển toàn bộ các công việc, theo chúng tôi, lẽ ra thuộc chức năng của Bộ KHCN sang Bộ NNPTNT.

Triển khai 2 quyết định trên, trong gần 6 năm qua Bộ đã hướng dẫn và chỉ định một loạt người lấy mẫu, phòng kiểm nghiệm phân bón phục vụ cho quá trình thanh-kiểm tra trên hiện trường. Tuy nhiên, chỉ cần xem Điều 4, Quyết định số 33/2007/QĐ-BNN (Điều kiện công nhận người lấy mẫu, người kiểm định) có thể thấy những điều kiện công nhận người lấy mẫu, người kiểm định là rất sơ sài:

1. Người lấy mẫu: Được cơ quan có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ về lấy mẫu phân bón.

2. Người kiểm định: Được cơ quan có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ về kiểm định phân bón”.

Như vậy có thể hiểu, những ai muốn được công nhận người lấy mẫu, người kiểm nghiệm chỉ cần qua Cục Trồng trọt huấn luyện cấp chứng chỉ là xong, bất biết họ có chuyên môn về phân tích hóa chất hay không. Và nội dung huấn luyện người lấy mẫu chỉ theo một phương pháp xọc bao lấy sản phẩm mà trong chuyên môn chỉ áp dụng cho loại sản phẩm đồng nhất, sản xuất hàng loạt trong khoảng thời gian gần nhau, điều kiện sản xuất như nhau. Trong khi rất nhiều loại phân bón, đặc biệt là các loại phân trộn NPK có tính chất không đồng nhất cao, đòi hỏi phải có phương pháp lấy mẫu, phá mẫu đặc thù mới đảm bảo độ chính xác. Chính vì vậy mà gây ra sai số quá lớn trong quá trình kiểm tra lấy mẫu, phá mẫu phân tích. Việc này dẫn đến tình trạng: Khi kiểm tra thì tất cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính hay chụp giật đều sai phạm như nhau, cơ quan kiểm tra không xử lý được sai phạm.

“Chân chính” dễ bị đánh đồng “chụp giật”

Một doanh nghiệp phản ánh, trong 5 - 6 năm qua, năm nào cũng được cơ quan quản lý trên địa bàn gọi đến nhắc nhở cùng một lỗi: Kết quả kiểm tra phân bón của đơn vị có tổng 3 thành phần vượt quy định, trong đó 2 thành phần N và K2O vượt quá cao, nhưng P2O5 lại thấp hơn mức công bố quá 5% (năm 2013 kiểm tra 5 mẫu thì 4 mẫu đạt cao hơn tiêu chuẩn, duy chỉ có 1 mẫu phân NPK tổng 3 thành phần đạt 135,5%; trong đó N đạt 174,3%, K2O đạt 171%, nhưng P2O5 lại chỉ đạt 88,41% so với mức công bố).

Năm nào lãnh đạo đơn vị cũng nói với cơ quan quản lý là: Đơn vị chủ trương luôn làm cao hơn mức công bố nhưng không dại gì mà làm thừa nhiều đạm, kali (là 2 thứ rất đắt) đến thế, trong khi lân (của nhà làm ra, có giá rẻ nhất) lại làm thiếu. Lỗi này là do lấy mẫu, phá mẫu phân tích sai. Khi mang đi phân tích lại thì đều đủ (tất nhiên doanh nghiệp phải trả thêm phí kiểm nghiệm và không bị phạt). Nhưng người lấy mẫu, phá mẫu của phòng kiểm nghiệm sai lại chẳng chịu trách nhiệm gì.

Pháp luật thuộc lĩnh vực phân bón thì phải bảo vệ được doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính, bảo vệ được quyền lợi của nông dân... Nhưng xem ra, các quy định quản lý như trên vẫn chưa làm tốt điều này, nhưng lại “ngự trị” quá lâu.
Cục Trồng trọt - cơ quan quản lý đầu mối về phân bón đã nhiều lần kêu lực lượng quá mỏng nhưng lại “ôm” thêm một khối lượng khổng lồ công việc lẽ ra thuộc chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn -Đo lường- Chất lượng (Bộ KHCN). Có bao nhiêu người được chỉ định lấy mẫu, bao nhiêu người, bao nhiêu phòng thí nghiệm được công nhận người, phòng kiểm nghiệm trong cả nước. Cứ mỗi năm, Cục phải tổ chức kiểm tra ngẫu nhiên 1 - 10% số mẫu trong năm của các đơn vị kiểm nghiệm, và 5 năm lại làm thủ tục tái công nhận… Cục đã làm chưa và có đủ người, phương tiện thực hiện được không?

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra không dễ trả lời. Chỉ có điều dễ thấy nhất là với hàng loạt quy định nghe rất chặt chẽ, nhưng tình trạng phân bón rởm, giả, kém chất lượng vẫn tràn lan, người tiêu dùng bị móc túi, thị trường không được thanh lọc; quy định không bảo vệ được doanh nghiệp làm ăn chân chính. Các doanh nghiệp này nhiều khi bị đánh đồng với các đơn vị làm ăn chụp giật.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 30318

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 293881

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73340852