Từ cuối thập niên 80 sau cải cách, nền kinh tế Việt nam đã có những bước chuyển mình và phát triển nhanh chóng. Vào đầu thập kỷ 90, ngành nông nghiệp trước đây do Nhà nước quản lý đã được chuyển cho nông dân quản lý trực tiếp theo hướng thị trường, từ đó, việc sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
Nhìn chung, người nông dân thường lạm dụng các hóa chất mà không tuân theo hướng dẫn về liều lượng, thậm chí còn sử dụng những loại thuốc trừ sâu đã bị cấm. Việc làm nỳ đã đến nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do sử dụng những thực phảm có chứa dư ượng chát hóa học và các chất gây ô nhiễm khác như ni-trát và kim loại nặng. Hiện nay, VECO đang hoạt động tại lạng Sơn và Việt Trì thông qua chương trinhg Phát triển chuỗi Nông nghiệp Bền Vững góp phần vòa mục tiêu quốc gia đảm bảo toàn bộ rau tiêu dùng là an toàn từ nay đến năm 2015.
Thách thức
Những vấn đề chính mà VECO phải đối mặt trong quá trình phát triển rau an toàn (RAT):
- Nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm RAT vẫn còn hạn chế
Thông tin về ngộ độc thực phẩm và những nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người khi sử dụng rau có chứa hóa chất và dư lượng thuốc trừ sâu ít được đề cập.
- Sản lượng và chất lượng của RAT chưa đáp ứng được nhu cầu
Sản ượng và chủng loại RAT vẫn còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thường trồng chủ yếu theo mùa vụ. Do nguồn cung cấp hạn chết và thiếu tin cậy nên người tiêu dùng dần dần ít quan tâm tới sản phẩm
- Không có hệ thống chứng nhận
Thực tế cho thấy cần phải có một hệ thống chứng nhận nhằm đảm bảo sản phẩm RAT được sản xuất theo đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo sản phẩm có dư lượng thuốc BVTV và hàm lượng kim loại nặng, các yếu tố vi lượng, đa lượng không vượt quá ngưỡng quy định cho phép. Hiện nay, việc cấp chứng nhận chỉ được thực hiện với vùng sản xuất, chưa áp dụng cho sản phẩm. Để tăng lòng tin của người tiêu dùng, sản phẩm cần được kiểm tra và báo cáo kết quả thường xuyên..
- Nông dân không có thị trường ổn định
Theo tập quán, nông dân chủ yếu sản xuất theo mùa vụ. Các cửa hàng bán RAT chỉ mang lại lợi ích cho một vài nông dân và khách hàng thường không biết nơi mua.
Chiến lược
VECO không trực tiếp thực hiện chương trình phát triển chuỗi mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ thông qua các đối tác thực hiện. Đối tác chính trong chuỗi RAT là Chi cục Bảo vệ Thực vật TỈnh – đây là đơn vị có nhiều chuyên môn trong việc hỗ trợ sản xuất, cấp chứng nhận và tiếp cận thị trường cho sản xuất, cấp chứng nhận và tiếp cận thị trường cho sản phẩm. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng tại Lạng Sơn (LANGSONSTAS) và Phú Thọ (PHUTHOSTAS) – đơn vị thành viên của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) với nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục cộng đòng, tuyên truyền về RAT và các nông phẩm khác kết nối với thị trường và người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ phát triển nhóm, cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các khoản vay nhỏ từ các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Chiến lược can thiệp phát triển chuỗi trông giai đoạn 2011 – 2012 gồm:
- Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về lợi ích và giá trị của RAT nhằm phát triển thị trường.
- Đảm bảo chất lượng RAT và mở rộng quy mô sản xuất chủng loại sản phẩm với sự tham gia của các thành viên mới vào nhóm.
- Xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các cửa hàng RAT tại các chợ với các cơ quan, các nhà hàng có nhu cầu tiêu thụ RAT.
- Xây dựng hệ thống đảm bảo có sự tham gia với mục đích, tạo sự liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ đúng quy trình.
Yếu tố giới
Hơn 70% nông dân sản xuất RAT là nữ giới. Kết quả điều tra cho tháy hai vấn đề chính mà phụ nữ gặp phải là khối lượng công việc nhiều và ít cs tiếng nói trong việc lập kế hoạch sản xuất. Điều nay sẽ được chi trọng nhiều hơn trong Chương trình 2011 – 2013.
Người hưởng lợi
Năm 2010, VECO đã hỗ trợ 198 nông dân tại 3 khu thuộc xá Tân Đức, thành phố Việt Trì và theo kế hoạch 2011 các nhóm nông dân này dự kiến sẽ kết nạp thêm khoảng 60 – 70 nông dân. Tính đến nay, các nhóm nông dân đều được hưởng lợi từ các hoạt động tấp huấn chuyên môn về sản xuất an toàn với mục đích cung ứng rau chất lượng cao ra thị trường. Đến cuối năm 2011, VECO sẽ hỗ trợ thành lập 1 HTX cho các nhóm mới và nhóm cũ tại Việt Trì; khôi phục hoạt động cho 1 HTX, tăng cường năng lượng hoạt động co 3 nhóm ới tại Lạng Sơn, đồng thời tăng số lượng thành viên nhóm cũ tại đây. Tổng số nông dân được hỗ trợ trong năm 2011 sẽ lên tới 333 hộ tại khu vực này.
Những kết quả được trong năm 2010
Từ tháng 6/2010, ban Điều phối địa phương đã được thành lập và là cơ sở cho hệ thống chấp chứng nhận. Đơn vị này sẽ chuẩn bị các quy định cho các hệ thống Giám sát có sự tham gia (PGS), cấp thẻ cho thành viên/ người sản xuất và ghi chéo nhật ký. Cuối năm 2010, 30 mẫu sản phẩm RAT đã được kiểm tra và kết luận dự lượng thuốc bảo vệ thực vật dưới ngưỡng quy định.
Cũng trong năm 2010, tổng cộng 4 cửa hàng giới thiệu và bán RAT đã được mở tại các chợ của thành phố Việt Trì và 01 cửa hàng RAT được mở tại Lạng Sơn. Giá bán RAT so với loại rau khác cao hơn khoảng 10 - 60% tùy từng thời điểm.
Vận động chính sách và nâng cao nhận thức người tiêu dùng
VECO hợp tác với VINASTAS đã và đang thực hiện hội nghị, hội thỏa về Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và Vậ động chính sách về An toàn thực phẩm với sự tham gia của các bên có liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, câu lạc bộ người tiêu dùng, nhà phân phối và bán lẻ sản phẩm RAT. Việc chứng nhận sản phẩm và áp dụng mô hình sản xuất RAT theo hệ thống PGS là vấn đề trọng tâm của VECP trong giai đoạn 3 năm tới. VECO ủng hộ các sáng kiến của đối tác và tham gia tich cực vào các chương trình RAT/ hữu cơ tại Việt Nam.
Theo attp.ipsard.gov.vn